2 Tình hình tiêu thụ cà phê ở Ai Cập

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường văn hóa nước Ai Cập và Ả Rập Xê Út ảnh hưởng tới hoạt động Marketing quốc tế (Trang 55)

2. NÉT TƯƠNG ĐỒNG VĂN HÓA CỦA HAI ĐẤT NƯỚC AI CẬP VÀ Ả RẬP XÊ-ÚT ẢNH HƯỞNG TỚI CHIẾN LƯỢC MARKETING M

2.2.2 Tình hình tiêu thụ cà phê ở Ai Cập

Thật dễ hiểu khi mà Ai cập nhập khẩu cà phê nhiều, bởi vì người dân Ả Rập rất thích dùng cà phê để tiếp khách hoặc để dùng như một thức uống ưa thích và quen thuộc.

Ai Cập không trồng cà phê, việc cung cấp dựa hoàn toàn vào nhập khẩu. Xu hướng tiêu thụ của giới trẻ ngày nay đã góp phần làm tăng cả về số lượng và giá trị của cà phê. Cà phê hòa tan dạng tiêu chuẩn đạt được mức tăng trưởng cao nhất là 9%. Tăng trưởng về giá trị vượt qua tăng trưởng về khối lượng do giá cả tăng. Hãng Nestle Ai Cập (Nestle’ Egypt S.A.E) là thương hiệu hàng đầu với 38% thị phần. Cà phê xay tinh khiết thì vẫn là nguồn cung chính đóng góp cho khối lượng cà phê bán lẻ năm 2010. Cà phê Thổ Nhĩ Kì vẫn giữ được coi là loại cà phê truyền

Đề tài: Nghiên cứu môi trường văn hóa nước Ai Cập và Ả Rập Xê Út ảnh hưởng tới hoạt động Marketing quốc tế. Môn: Marketing Quốc Tế

thống và phổ biến nhất được tiêu thụ chủ yếu bởi những người lớn tuổi trong các buổi lễ cũng như trong đời sống hàng ngày. Giá cà phê thế giới tiếp tục tăng trong năm 2010 và 2011

cũng đã ảnh hưởng đến mức tiêu thụ của các loại cà phê trong nước của Ai Cập. Loại cà phê hòa tan tiêu chuẩn là mặt hàng được tiêu thụ lớn nhất trong năm 2011 nhờ sự phát triển về sản phẩm và hỗ trợ thị trường của nhãn hiệu cà phê Nestle Ai cập. Cà phê loại này đang trở nên rất phổ biến với khách hàng ở mọi tầng lớp trong xã hội từ thượng lưu, trung lưu đến các tầng lớp thấp hơn. Cà phê hòa tan gói rời cũng đang dần chiếm được thị hiếu những nhóm thu nhập thấp hơn (không có khả năng mua gói 250g). Cà phê hòa tan dạng tiêu Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM Trang 56 Khoa Thương Mại-Du Lịch-Marketing

chuẩn không đòi hỏi phải có máy móc đặc biệt để pha chế và chính điều này làm nó trở nên dễ dàng hơn khi uống tại nhà.

Nhu cầu tiêu thụ:

Nhu cầu tiêu thụ cà phê của Ai Cập trong những năm gần đây là khoảng 6.000 – 7000 tấn/ năm, phần lớn là cà phê nhân - chiếm 90% về khối lượng và 85% giá trị, cà phê chế biến chiếm 10% khối lượng và 15% giá trị. Với mặt hàng cà phê nhân, cà phê vối chiếm khoảng 70% và cà phê chè chiếm khoảng 30%, đây cũng chính là các mặt hàng mà Việt Nam đang cung cấp cho thị trường Ai Cập.

Ước tính nhu cầu tiêu thụ tăng khoảng 5%/ năm, với nguyên nhân là do dân số tăng, xu hướng chuyển sang uống cà phê của người dân và lượng khách du lịch nước ngoài tới Ai Cập ngày càng tăng, dẫn đến thị trường còn nhiều tiềm năng để phát triển trong thời gian tới.

Các đại lý bán lẻ đi tiên phong trong việc cung cấp cà phê ở Ai cập. Các đại lí tiêu thụ được biết đến như là các cửa hàng ca phê rang và nghiền cà phê hạt theo đơn đặt hàng. Hầu hết những người Ai cập thích cửa hàng cà phê này ví dụ như cửa hàng Sahin Cà phê và Fawzy El Banan Cà phê, họ pha những loại cà phê đặc biệt dựa trên nhiệt độ rang và cho thêm các hương liệu đặc biệt, chủ yếu là trộn với bạch đậu khấu. Những cửa hàng này tiếp tục dẫn đầu khối lượng cà phê bán vào năm 2008. Các siêu thị và các cửa hàng lớn chỉ đứng ở vị trí thứ hai trong việc bán cà phê hòa tan.

Trung Đông là vùng đất giao thoa giữa 3 châu lục Á-Âu-Phi, gồm 15 quốc gia, trong đó bao gồm nhiều nước thuộc khu vực vùng vịnh, sở hữu trữ lượng dầu mỏ hàng đầu thế giới. Mặc dù kinh tế thế giới suy thoái nhưng Trung Đông vẫn là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá tốt, đạt 6,4% năm 2008, nhập khẩu hoàn toàn các mặt hàng lương thực, tiêu dùng, máy móc thiết bị. Giá trị nhập khẩu khu vực này chiếm 514,5 tỉ USD, trong đó giá trị xuất khẩu của

Đề tài: Nghiên cứu môi trường văn hóa nước Ai Cập và Ả Rập Xê Út ảnh hưởng tới hoạt động Marketing quốc tế. Môn: Marketing Quốc Tế

Việt Nam sang đây rất thấp, khoảng 2/1.000. Do vậy, đây là thị trường còn bỏ trống và mở ra nhiều cơ hội cho Doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu môi trường văn hóa nước Ai Cập và Ả Rập Xê Út ảnh hưởng tới hoạt động Marketing quốc tế (Trang 55)