Phương pháp tính giá thành được áp dụng tại công ty là phương pháp trực tiếp. Theo đó, khi công trình hoàn thành bàn giao thì toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình thi công chính là giá thành công trình. Kế toán sẽ kết chuyển giá vốn để xác định kết quả kinh doanh.
Giá thành thực tế
công tác XL hoàn = 893.717.434 + 2.350.731.035 - 0 = 3.244.448.469 đ thành bàn giao
154-39.PTCN 632-39.PTCN 3.244.448.469 3.244.488.469 3.244.488.469
I. Nhận xét và đánh giá 1.1 Nhận xét chung về công ty
Ngay từ khi mới thành lập cùng với sự phát triển của nền kinh tế - Công ty CP Đầu Tư & Xây Dựng Giao Thông Hồng Lĩnh không ngừng lớn mạnh và dần dần khẩn định vị trí của mình trên thị trường. Trong cơ chế thị trường dưới sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng công ty vẫn thường xuyên tạo được việc làm và thu nhập ổn định cho đội ngũ nhân viên. Điều này cho thấy công ty đã không ngừng nổ lực,đổi mới cả trong công tác quản lý và cả trong việc cải tiến chất lượng sản phẩm của mình.
Công ty đã tổ chức bộ máy tương đối hợp lý, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả, cung cấp kịp thời thông tin cần thiết và chính xác cho lãnh đạo công ty trong việc giám sát kỹ thuật, quản lý kinh tế khoa học trong điều kiện kinh tế hiện nay. Từ đó, tạo điều kiện cho công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh, quan hệ với khách hàng và ngày càng có uy tính trên thị trường trong lĩnh vực xây lắp.
Khi thi công một công trình hay hạng mục công trình thì NVL là một phần quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong các loại chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm xây lắp, giá thành của NVL cũng thường xuyên thay đổi khi nhu cầu trên thị trường thay đổi nhiều lúc còn dẫn đến trường hợp không có đủ NVL phục vụ cho sản xuất từ đó làm ảnh hưởng đến tiến độ công trình gây thiệt hại cho công ty. Do đó, Cty đã mạnh dạng đầu tư nhà máy sản xuất bê tông và hầm đá nên vấn đề khan hiếm nguyên liệu ít xảy ra giá thành cũng được ổn định hơn.
Chính như thế mà doanh thu của công ty qua các năm không ngừng tăng lên: Năm 2004 Doanh thu: 48, 57 tỷ VND
Năm 2005 Doanh thu: 40,80 tỷ VND Năm 2006 Doanh thu: 58 tỷ VND Năm 2008 Doanh thu: 122 tỷ VND Năm 2009 Doanh thu: 81,11 tỷ VND
1.2 Nhận xét về tổ chức bộ máy kế toán 1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán ở cty được tổ chức gọn nhẹ gồm kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán lương, kế toán TSCĐ, kế toán ngân hàng, kế toán thanh toán & thuế, kế toán công nợ & công trình, được phân công công việc một cách rõ ràng nhằm đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, ngoại trừ một số trường hợp kế toán trưởng có yêu cầu khác. Đội ngũ kế toán là những người có trình độ năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình và chăm chỉ trong công việc xứng đáng là cánh tay đắc lực của bộ máy quản lý công ty.
1.2.2 Tình hình thực hiện nhiệm vụ của bộ máy kế toán.
Do được tổ chức tốt và bài bảng nên bộ máy kế toán luôn là cánh tay đắc lực của công ty trong việc đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu về cung cấp thông tin số liệu cũng như báo cáo tình hình sử dụng vốn và quản lý vốn, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đối với công ty xây lắp do có những đặc thù riêng do đó để có thể quản lý tốt nguồn vốn và tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thì công việc đó phức tạp và đòi hỏi sự cẩn thận cũng như linh hoạt trong phân loại chi phí, hạch toán đầy đủ chi phí hơn những loại hình doanh nghiệp khác thế
nhưng bộ máy kế toán của công ty luôn hoàn thành tốt mọi yêu cầu của cấp trên để cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ nhằm tham mưu cho Tổng Giám Đốc và các phòng ban khác trong việc điều hành hoạt động của công ty và đề ra những chiến lược phát triển thích hợp trong tương lai.
1.2.3 Về hệ thống thông tin kế toán.
Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Việt Nam phiên bảng 909
Ưu điểm:
Giao diện bằng tiếng Việt nên dễ sử dụng, tốc độ tương đối nhanh, có tính bảo mật cao. Cung cấp đầy đủ các loại báo cáo( Bảng cân đối tài khoản, Bảng tổng hợp chi tiết của một tài khoản, Bảng tổng hợp chi tiết của các tài khoản đồng bộ, Bảng tổng hợp N-X-T của một taì khoản, Bảng kiểm kê HTK của một tài khoản…) sổ sách (Sổ cái các tài khoản, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ NKC, Sổ chi tiết của các tài khoản cấp trực tiếp…) hay quyết toán cuối năm ( Bảng Cân Đối Kế Toán, Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh, Bảng Lưu Chuyển Tiền Tệ, Bảng Thuyết Minh Báo Cáo Tài Chính.)
Nhược điểm:
Tuy nhiên, do phần mềm kế toán đã được công ty sử dụng từ khi mới thành lập đến nay nên không thể tránh trường hợp phần mềm không đáp ứng đủ yêu cầu về quản lý trong thời buổi công nghệ phát triển. Bên cạnh đó, có một số tính năng đặc biệt mà phần mềm có cung cấp nhưng kế toán viên không thể ứng dụng được.
1.3 Nhận xét về tổ chức công tác kế toán.
1.3.1 Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán.
Hệ thống chứng từ của công ty được tổ chức hợp lý và đầy đủ, áp dụng hệ thống chứng từ rất chi tiết căn cứ trên các quy định của chế độ chứng từ kế toán do Bộ tài chính ban hành và đặc điểm kinh doanh của công ty, chứng từ sổ sách cũng được lập và luân chuyển theo trình tự hợp lý, ghi chép đầy đủ, lưu trữ cẩn thận và khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm tra đối chiếu và cho cơ quan thuế lưu. Đồng thời, kế toán công ty cũng đã xây dựng được trình tự luân chuyển các loại chứng từ một cách hợp lý, đảm bảo nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời và không ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Với việc xây dựng hệ thống sổ sách và cách thức ghi chép phương pháp hạch toán khoa học, hợp lý cũng phần nào giảm bớt khối lượng ghi chép.
Nhờ thế, công tác kế toán nói chung được thực hiện minh bạch, rõ ràng, có căn cứ vững chắc và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng tại công ty được tiến hành chính xác, kịp thời, đáp ứng đầy đủ thông tin cần thiết cho Ban Giám đốc cũng như cho cơ quan thuế khi có yêu cầu.
1.3.2 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty.
Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ đây là hình thức thích hợp với hầu hết các doanh nghiệp, đồng thời cũng thuận lợi cho việc áp dụng máy vi tính từ đó làm giảm bớt một phần khối lượng công việc cho kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và chính xác
Hình thức này giúp cho kế toán công ty quản lý chứng từ chặt chẽ hơn, các chứng từ phát sinh được kê khai đầy đủ do hằng ngày kế toán đều tập hợp và lập các chứng từ ghi sổ căn cứ trên chứng từ gốc phát sinh. Các chứng từ ghi sổ sau đó được tổng hợp trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, căn cứ trên các chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành ghi Sổ cái tài khoản. Do đó, nếu có sai sót xảy ra thì kế toán cũng dễ dàng phát hiện để sửa chữa kịp thời. Ngoài ra, chứng từ gốc và các chứng từ ghi sổ được quản lý rất chặt chẽ nên rất khó xảy ra mất mát, thất lạc.
1.3.3 Các chính sách áp dụng tại công ty
Phương pháp tính giá thành
Cty áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp phù hợp với sản xuất thi công mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí cũng là đối tượng tính giá thành, đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện và cung cấp số liệu kịp thời.
Đối với phương pháp này công tác tính giá thành nhanh chóng hơn, việc tính toán gọn nhẹ hơn làm giảm bớt khả năng sai sót trong tính toán. Vì thế thông tin kế toán cung cấp trong việc xác định giá thành để kết chuyển tính lãi lỗ sau mỗi một công trình hạng mục công trình hoàn thành sẽ đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy hơn.
Phương pháp tính giá HTK
Ưu điểm: Theo phương pháp bình quân gia quyền. Với cty việc áp dụng phương pháp này là tương đối phù hợp vì mặt hàng được cty mua nhằm mục đích phục vụ cho quá trình sản xuất có khối lượng lớn và đủ chủng loại cả những mặt hàng mang tính tương đồng nên việc tính giá HTK theo những phương pháp khác cũng như việc quản lý chi tiết HTK sẽ phức tạp và tốn nhiều thời gian.
Nhược điểm: Tuy nhiên, việc tính giá HTK theo phương pháp bình quân gia quyền cũng có mặt hạn chế là giá HTK xuất dùng thật sự không chính xác theo đúng giá gốc ban đầu.
Phương pháp, nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty:
Đều được căn cứ theo những quy định của Bộ tài chính ban hành; hệ thống chứng từ ban đầu được tổ chức hợp pháp, hợp lý và đầy đủ. Do đó, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty luôn đảm bảo chính xác và kịp thời. Điều này rất có lợi vì công ty luôn có đầy đủ thông tin về chi phí và giá thành khiến cho việc quản lý tiết kiệm chi phí, hạ giá thành dễ thực hiện hơn.
Giá thành sản xuất được tính theo từng công trình hoặc hạng mục công trình:
Ưu điểm: Với cách tính giá thành này công ty sẽ theo dõi chi tiết CP theo từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, đồng thời xác định lợi nhuận riêng cho từng hợp đồng thi công.
Nhược điểm: Mặc hạn chế của phương pháp này là kế toán không thể cung cấp những thông tin cần thiết về giá thành để đáp ứng nhu cầu quản lý kịp thời của Ban Giám đốc.