Cây xanh có mặt trong khuôn viên chung cư nhằm mục đích tạonhững mảng xanh đối lưu không khí vào tạo cảnh quan hài hòa với thiên những mảng xanh đối lưu không khí vào tạo cảnh quan hài hòa với thiên nhiên cho những khu nhà cao tầng. Thiên nhiên nói chung và bối cảnh thiên nhiên tại các không gian sinh hoạt công cộng ở chung cư là nguồn lực vô giá, chính vì vậy mà 100% người dân chung cư khi được hỏi trong câu hỏi 12 (“Ông (bà) ứng xử thế nào với cây xanh trong khu chung cư?”) đều trả lời là không ngắt lá, bẻ cành, phá hoại không gian xanh, tuy nhiên phần lớn họ cũng không chăm sóc và chú ý nhiều đến cây trồng (96,4%). Hành vi ứng xử trên có thể xuất phát từ hai nguyên nhân: Trước hết là do đại bộ phân những người dân sinh sống ở chung cư nói chung và cư dân đô thị nói riêng đã hình thành tâm lý “những gì là của chung” thì cũng thờ ơ, không để ý, quan tâm, đó là một tâm lý mang đặc điểm khác với tâm lý làng xã vốn tồn tại cố hữu trong tâm thức người dân nông thôn Việt Nam. Thứ hai là do không gian cây xanh trong không gian chung khu chung cư vẫn rất hạn chế, chưa đủ để gây ảnh hưởng đối với con người và để con người tác động trở lại. Nhiều nhà xây dựng chung cư còn chưa chú ý nhiều đến việc tạo lập những mảng xanh xen kẽ những khối nhà cao tầng cứng nhắc. Chính vì vậy khi nhắc đến chung cư, người ta vẫn thường nghĩ đến một không gian bị bê tông hóa, thiếu không gian cây xanh.
2.2.1.2. Ứng xử với không gian căn hộa. Thái độ ứng xử a. Thái độ ứng xử
Nội dung điều tra Phương ánCâu hỏi Câu hỏi
Thái độ ứng xử
13 68,3 31,7
13.1 68,3 56,6 68,3 0
13.2 30 28 26,3 0
Thái độ ứng xử của cư dân chung cư với không gian căn hộ được thểhiện qua bảng số liệu (%) trên cơ sở các câu hỏi 13,13.1,13.2. hiện qua bảng số liệu (%) trên cơ sở các câu hỏi 13,13.1,13.2.
Kết quả trả lời câu hỏi 13 (“Ông (bà) có dễ dàng thích nghi vớikhông gian căn hộ chung cư không?”) cho thấy: Cũng như thái độ ứng xử không gian căn hộ chung cư không?”) cho thấy: Cũng như thái độ ứng xử với không gian chung, đa số người dân chung cư đều cảm thấy dễ dàng thích nghi với không gian căn hộ (68,3%), họ cảm thấy hài lòng vì sự tiện nghi (68,3%), tính độc lập, khép kín của căn hộ (68,3%), và thiết kế của căn hộ (56,6%). Điều này cho thấy căn hộ chung cư cao tầng đã phù hợp với mong muốn, nhu cầu của đại bộ phận người dân sinh sống.. Nhưng mặt khác, chính thiết kế theo mẫu có sẵn và tính độc lập khép kín của căn hộ lại khiến nhiều người cảm thấy khó thích nghi, họ không cảm thấy thoải mái trong một không gian quá khép kín và chật chội (26,3%), và họ cũng cho rằng thiết kế của căn hộ là chưa hợp lý (28%). Điều này cũng dễ hiểu, vì sống trong không gian khép kín, người dân không tránh khỏi cảm giác gò bó, khó chịu vì bị “giam”. Việc thiết kế căn hộ chung cư cũng thường theo một mẫu có sẵn về số lượng và công năng các phòng, cũng như kiến trúc căn hộ cũng thường chỉ phù hợp với những hộ gia đình sống theo mô hình gia đình hạt nhân (1 cặp vợ chồng hoặc bố mẹ - con cái), nên không gian căn hộ chung cư khó tìm được sự hài lòng của 100% đối tượng sinh sống.
Ngoài ra, cũng có tới 31,7% cảm thấy khó thích nghi bởi họ nghingờ mức độ bền vững (30%), an toàn của căn hộ chung cư. Điều đặc biệt là ngờ mức độ bền vững (30%), an toàn của căn hộ chung cư. Điều đặc biệt là số lượng 31,7% này chủ yếu là những cư dân sống trong khu tái định cư, nhà ở của họ chỉ có diện tích dưới 60m2, khá nhỏ hẹp so với các chung cư khác, và sự xuống cấp nhanh chóng của các chung cư tái định cư cũng đang trở thành vấn đề được họ quan tâm và băn khoăn nhất.
Tất cả những nguyên nhân bên trong và bên ngoài trên đã dẫn đếnviệc hình thành 2 thái độ ứng xử trái ngược nhau của cư dân chung cư: dễ việc hình thành 2 thái độ ứng xử trái ngược nhau của cư dân chung cư: dễ thích nghi và khó thích nghi, cũng từ đó mà những người dân sinh sống ở đây cũng bộc lộ những nhu cầu, ý muốn, và hành vi ứng xử theo nhiều chiều hướng khác nhau.
b. Hành vi ứng xử