Những gia đình sống 3 thế hệ trở lên, hay còn gọi là kiểu gia đình mởrộng cũng có nhưng không nhiều (16,3%). Bởi chung cư thường hướng đến rộng cũng có nhưng không nhiều (16,3%). Bởi chung cư thường hướng đến
đối tượng là các gia đình trẻ, từ đó mà diện tích mỗi căn hộ cũng có hạn, vàthiết kế theo lối hiện đại, không phù hợp với kiểu gia đình nhiều thế hệ thiết kế theo lối hiện đại, không phù hợp với kiểu gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống. So với gia đình hạt nhân, những thành viên sống trong gia đình mở rộng có sự gắn bó mật thiết hơn, 77,5 % thành viên trong gia đình thường xuyên giao tiếp, sinh hoạt với nhau, tuy nhiên việc giữ nguyên cấu trúc gia đình mở rộng trong một không gian hạn hẹp cũng làm phá vỡ kết cấu, gây quá tải không gian căn hộ, mất thẩm mỹ diện mạo chung cư.
2.2.2.2.Ứng xử với cộng đồng:a. Thái độ ứng xử: a. Thái độ ứng xử:
Việc tổng kết các phương án trả lời trong câu hỏi 19: “Mối quan hệ củaông (bà) với cộng đồng trong khu chung cư như thế nào? ” cho kết quả sau: ông (bà) với cộng đồng trong khu chung cư như thế nào? ” cho kết quả sau:
Nội dung điều tra Phương án
Câu hỏi a b C d e
Thái độ ứng xử 19 10,6 71,7 27,3 1,5
Theo bảng số liệu trên, ta thấy, số lượng người trả lời là “chỉ giaotiếp xã giao” chiếm tỉ lệ nhiều nhất (71,7%), sau đó là những người trả lời tiếp xã giao” chiếm tỉ lệ nhiều nhất (71,7%), sau đó là những người trả lời “không quan tâm, nhà nào biết nhà ấy” chiếm tỉ lệ cao thứ 2 (27,3%). Còn lại là 1,5% trả lời là có mâu thuẫn, xích mích. Như vậy, mâu thuẫn, xích mích giữa căn hộ này và căn hộ khác vẫn còn tồn tại trong chung cư. Bởi chuyện sống chung trong một ngôi nhà lớn, không khác những "bầy ong" đông đúc trong một tổ. Sự chung đụng nảy sinh nhiều phức tạp, khó tránh khỏi mâu thuẫn. Tuy nhiên, những mâu thuẫn này chỉ chiếm số lượng nhỏ (1,5%), cho thấy những người dân sống ở chung cư tôn trọng đời sống riêng tư của bản thân cũng như của người khác, có ý thức gìn giữ quan hệ láng giềng hòa thuận. Mặt khác, điều này cũng thể hiện trong chung cư cao tầng, giữa căn hộ này với căn hộ khác ít có sự can thiệp, ảnh hưởng lẫn nhau. Thực tế là trong nhiều chung cư cao tầng, nhiều hộ gia đình sống bên cạnh nhau mà không biết hộ sống bên cạnh của mình là ai. Như vậy, nhìn
chung thì mối quan hệ của người dân chung cư với cộng đồng khá mờ nhạt.
b. Hành vi ứng xử:
Để tìm hiểu hành vi ứng xử của người dân đối với cộng đồng trongchung cư, chúng ta có thể quan sát bảng số liệu (%) qua các câu hỏi chung cư, chúng ta có thể quan sát bảng số liệu (%) qua các câu hỏi 20,21,22. Nội dung điều tra Phương án Câu hỏi a b C d e Hành vi ứng xử 20 67,3 32,7 21 27,3 59,7 13 22 100 12,3 5 79,3 13,3
Cấu trúc căn hộ khép kín, dịch vụ khá hoàn hảo, cư dân không cầnkhông gian cộng sinh cũng có thể sinh hoạt bình thường, điều này khiến không gian cộng sinh cũng có thể sinh hoạt bình thường, điều này khiến không gian giao tiếp bị hạn chế. Bên cạnh đó, sự khác biệt về quê hương, làng xóm, họ hàng, nghề nghiệp…giữa những người dân chung cư cũng khiến đối tượng giao tiếp bị thu hẹp. Những trở ngại đó đã dẫn đến việc giao tiếp và ứng xử cộng đồng cũng bị hạn chế. Trong câu hỏi số 22:
“Những lúc khó khăn, ông (bà) thường được ai giúp đỡ?”, số lượng nhữngngười trả lời là được hàng xóm láng giềng giúp đỡ lúc khó khăn chỉ chiếm người trả lời là được hàng xóm láng giềng giúp đỡ lúc khó khăn chỉ chiếm 5% cho thấy những người trong chung cư ít giao tiếp và gắn bó với hàng xóm láng giềng. Nói cách khác, loại quan hệ láng giềng nhìn chung chưa suy giảm nhiều song bắt đầu có dấu hiệu xa cách.
Cũng trong môi trường chung cư, nếu quan hệ láng giềng có dấuhiệu xa cách đi thì một loại quan hệ mới lại xuất hiện. Đó là quan hệ trong hiệu xa cách đi thì một loại quan hệ mới lại xuất hiện. Đó là quan hệ trong câu lạc bộ, các hội, đoàn thể trong chung cư. Trong câu hỏi số 20: “Ông (bà) có tham gia các câu lạc bộ, hội, đoàn thể trong khu chung cư không?”, có tới 67,3% cư dân chung cư trả lời là có. Và trong câu hỏi số 21, “Ông (bà) có tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chung mà khu chung cư tổ chức không?”, có 27,3% người trả lời là tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chung mà khu chung cư tổ chức (các cuộc họp hành, trung thu, tết thiểu
nhi, lễ tất niên…). Điều này cho thấy những dấu hiệu của sự biến đổi lốisống cộng đồng, nếu lối sống cộng đồng của văn hóa truyền thống là hình sống cộng đồng, nếu lối sống cộng đồng của văn hóa truyền thống là hình ảnh của sự kết giao láng giềng, sự gắn kết trong cùng một dòng họ, một làng, xóm thì lối sống cộng đồng của người Việt Nam trong môi trường chung cư đã biến chuyển thành lối sống cộng đồng cộng sinh khi cùng nhau chia sẻ không gian cư trú, cơ sở vật chất, kỹ thuật, dịch vụ xã hội…và giao lưu cộng đồng qua các sinh hoạt câu lạc bộ, các hội – đoàn thể do khu chung cư tổ chức. Sự biến đổi ấy, ta đã bắt gặp ngay trong đời sống những cư dân chung cư đầu tiên từ những năm 1960 tại Hà Nội. Nhưng so với lối sống cộng đồng cộng sinh mang tính chất tập thể hóa, bao cấp hóa tại chung cư thời ấy, lối sống cộng đồng cộng sinh ở trong các khu nhà chung cư cao tầng mới hiện nay mang tính chất độc lập, tôn trọng cá nhân hơn. Đó cũng chính là lối sống cộng đồng đô thị, mang tính cách, văn hóa ứng xử của đô thị hiện nay
Đặc biệt, trong quá trình điều tra, ta cũng thấy xuất hiện một mốiquan hệ mới với cộng đồng ở chung cư cao tầng so với loại hình nhà tập quan hệ mới với cộng đồng ở chung cư cao tầng so với loại hình nhà tập thể ở Hà Nội trước đây, đó là mối quan hệ ứng xử giữa chủ đầu tư và cư dân sinh sống. Ở những chung cư thời kỳ trước, mối quan hệ này chưa xuất hiện, cư dân là người tự quyết định cuộc sống của mình, hoặc thông quan ban quản lý cũng do dân bầu ra. Tuy nhiên, do không có phí quản lý, nâng cấp thường xuyên nên chung cư cũ nhanh chóng xuống cấp. Trong khi đó, ở các chung cư cao tầng mới xây dựng hiện nay, chủ đầu tư đóng vai trò là người quản lý gián tiếp, nên giữa chủ đầu tư và cư dân chung cư có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại với nhau: Chủ đầu tư là người độc quyền về chất lượng nhà ở và dịch vụ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân, ngược lại, cư dân có tác động đến hệ thống hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống kết cấu chịu lực, không gian nhà ở…của chung cư do chủ đầu tư xây dựng và chịu trách nhiệm quản lý, giám sát. Nếu chủ đầu
tư đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của cư dân, và cư dân có tác động tíchcực đến môi trường sinh sống, thì mối quan hệ đó mang tính hài hòa, thúc cực đến môi trường sinh sống, thì mối quan hệ đó mang tính hài hòa, thúc đẩy sự phát triển chung của cả hai. Ngược lại, nếu chủ đầu tư đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà tăng giá nhà hoặc dịch vụ lên cao, không đáp ứng được nhu cầu của cư dân, và cư dân cũng có tác động tiêu cực đến môi trường sinh sống, thì mối quan hệ đó trở nên mâu thuẫn, gây tổn thương và bất lợi cho cả hai. Chính vì vậy để phát triển loại mô hình nhà ở chung cư cao tầng ở Hà Nội, không thể quên việc giải quyết mối quan hệ trên sao cho hài hòa, tránh mâu thuẫn, trên cơ sở bình đẳng, dựa trên pháp luật.
2.2.2.3. Đánh giá chung:
Qua kết quả khảo sát thái độ và hành vi ứng xử với môi trường xãhội chung cư cao tầng đã cho ta thấy một số nét nổi bật sau: hội chung cư cao tầng đã cho ta thấy một số nét nổi bật sau: