III. CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CÔNG TYMUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
1.1. Cổ tức theo nhóm khách hàng
Chính sách cổtức hướng đến sựhài lòng và mong muốn của cổ đông. Sởthích của những nhóm cổ đông khác nhau thì chính sách cổtức khác nhau. Do đó việc phân loại từng nhóm cổ đông là một yếu tốquyết định trong chính sách phân phối. Sựthay đổi trong nhóm các cổ đông thường gây ra những thay đổi trong chính sách cổtức để đạt được mục tiêu làm thỏa mãn sở thích của các cổ đông. Sự thay đổi trong nhóm các cổ đông hay sựtham gia của các cổ đông mới thường bắt nguồn từcác cú sốc trong thị trường tài chính làm mất đi trạng thái cân bằng giữa các công ty và gây ra những sự điều chỉnh nhằm giảm thiểu sựsụt giảm giá trị của công ty. Trong sốnhững cú sốcấy có bao gồm cảhoạt động M&A. Khi hoạt động nàyđược thực hiện, toàn bộhoặc một phần số lượng cổ phiếu, nó có thể tạo ra sự mâu thuẫn giữa hai nhóm cổ đông khác nhau,đặc biệt là khi chính sách cổ tức giữa các công ty sáp nhập có sựkhác biệt lớn. Sựmâu thuẫn của hai nhóm cổ đông này làm cho công ty nhận sáp nhập lo lắng vềsự ra đi của cổ đông công ty được sáp nhập và rời bỏvị trí của họsau khi hoàn thành sáp nhập.Do đó, để tăng mức độ gắn bó của các cổ đông công ty được sáp nhập, công ty
nhận sáp nhập sẽ có xu hướng hòa giải hai chính sách vàtăng mức độgiống nhau giữa chúngđể giữchân các cổ đông của các bên bị sáp nhập. Bằng cách này, mục đích cơ bản của việc phân phối có thểlàm cho việc điều chỉnh chính sách cổ tức hậu sáp nhập của bên mua diễn ra cách tự động.
Cổtức và lãi vốn: Chính sách cổtức theo nhóm khách hàng được hiểu là những chính sách cổtức khác nhau có sức hấp dẫn với những nhóm cổ đông khác nhau. Hai nhóm cổ đông cơ bản sau có mục tiêu khác nhau như nhóm nhà tư mạo hiểm họ đòi hỏi một tỷsuất sinh lợi rất cao từchênh lệch lãi vốn. Số nhà đầu tư giá trịlại kỳvọng vào chính sách cổ tức cao.Trong các vụsáp nhập bằng cổ phiếu, các cổ đôngcủa một trong hai công ty có thể có động cơ đểthanh lý cổphiếu của họnếu chính sách chi trả của công ty nhận sáp nhập không còn phù hợp với sở thích của họ. Những biến động vềgiá bất lợi trong ngắn hạnnhưng sự thay đổi trong chính sách cổtức là rõ ràng hơn đểnhững nhà đầu tưthấy nó phù hợp với sởthích của mình hay không.
Tỷ lệ cổ tức cao và tỷ lệ cổ tức thấp: Có những nhà đầu tư thích tỷ lệ cổ tức cao, trong khi số khác lại muốn cổ tức thấp. Nhà đầu tư có những yêu cầu về tỷ lệ cổ tức khác nhau, và vì thế các công ty sẽ điều chỉnh chính sách cổ tức khi cần thiết để đáp ứng từng nhu cầu. Đối với nhóm thứ nhất là những công ty ủng hộ thuế suất trên thặng dư vốn cổ phần cao hơn là thuế đánh trên cổ tức, còn nhóm thứ hai là những nhà đầu tư chịu thuế cổ tức cao hơn. Ngoài ra, cũng có một nhóm các nhà đầu tư được miễn thuế và do đó không sự khác biệt về tỷ suất lợi tức đối với cổ phần mà các nhà đầu tư này nắm giữ.
Được chi trả cổ tức và không được chi trả: Ban quản trị sẽ phục vụ các cổ đông bằng cách chi trả cổ tức cho những cổ đông muốn được chi trả cổ tức và sẽ không chi trả nếu như cổ đông không đòi hỏi cổ tức. Nhu cầu trả cổ tức của cổ đông thường không được báo trước và cũng khác nhau về thời gian. Vì thế, người quản lý nên trả cổ tức khi cổ đông mong muốn được trả cổ tức nhưng tránh chi trả cổ tức nếu nhà đầu tư mong muốn không trả cổ tức. Ngoài ra, cổ tức có liên quan chặt chẽ đến giá trị cổphiếu, nhưng sẽ khác nhau về hướng tác động và thời điểm.
Chi phí: Sự thay đổi trong nhóm khách hàng cổ tức có thể sẽ buộc công ty phải điều chỉnh các chi phí của công ty dưới dạng chi phí cơ hội hoặc chi phí huy động vốn do thiếu hụt vốn nhàn rỗi. Thế nên, các công ty nên theo đuổi chính sách cổ tức phù hợp để thu hút nhóm khách hàng cổ tức thông thường và hạn chế tối đa chi phí môi giới.
Nếu yêu cầu về cổ tức của các cổ đông khác nhau, điều này có thể tạo ra thách thức về một chính sách cổ tức thống nhất cho công ty nhận sáp nhập. Nếu tồn tại các giả thuyết nhóm khách hàng cổ tức và các chính sách cổ tức của công ty nhận sáp nhập, công ty có mục tiêu khác nhau cơ bản và cổ phần được sử dụng trong giao dịch mua lại, điều này có thể dẫn đến sự thay đổi trong mục tiêu của cổ đông. Cụ thể là, các cổ đông mục công ty được sáp nhập có thể quyết định tái cân bằng danh mục đầu tư của họ. Họ có thể quyết định bán vị trí của họ trong công ty được sáp nhập, trước khi việc sáp nhập được thực hiện thành công, hoặc trong công ty còn lại, sau khi giao dịch sáp nhập được thực hiện thành công nếu như họ không thích các chính sách cổ tức của công ty nhận sáp nhập.
Nền tảng của lý thuyết nhóm khách hàng cổ tức, các cổ đông công ty được sáp nhập không thụ động là những người không mong muốn chính sách cổtức của công ty nhận sáp nhập có thể sẽ bán tại bất cứ điểm nào từ ngày thông báo cho đến khi hoàn thành việc sáp nhập,khi đó có thể có các tác động đảo ngược ngay lập tức đối với giá cổphiếu. Mặt khác, các cổ đông công tyđược sáp nhập sẽ không có lý do kịp thời để thanh khoản các cổphần của họ bởi vì họkhông nhất thiết mong đợi một sự thay đổi trong chính sách cổtức hậu sáp nhập. Tuy nhiên, một tác động liên quan đến công ty nhận sáp nhập có khả năng nếu các nhà kinh doanh chênh lệch giá sáp nhập dự đoán và phản ứng ngay lập tức với những tác động trên giá cổ phiếu. Đối với những nhóm khách hàng mong muốn chính sách cổ tức của công ty nhận sáp nhập, họ sẽ không mua cho đến khi khả năng sáp nhập thành công đủ cao và giá giảm đủ lớn để bù đắp cho nguy cơ sáp nhập thất bại và các chi phí giao dịch tái cân bằng.