Nhân tố từ phía khách hàng.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 32 - 34)

Phần lớn những nguyên nhân dẫn đến khoản vay kém và mất an toàn bắt nguồn từ tình trạng mất khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng bị suy yếu hoặc không còn khả năng có thể do những nguyên nhân sau:

*Nguyên nhân chủ quan:

- Do năng lực và trình độ quản lý yếu kém: dẫn đến phương án sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích.

- Thiếu vốn hoặc tỷ trọng vốn vay quá lớn trong tổng nguồn vốn hoạt động: phản ánh khả năng tự chủ tài chính của khách hàng thấp, dẫn đến bị động trong sản xuất kinh doanh,gây khó khăn cho khách hàng khi phải thanh toán nợ đến hạn.

- Công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng sản phẩm thấp, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thiếu đa dạng, không đáp ứng được nhu cầu trên thị trường: Là nguyên nhân dẫn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm, doanh thu của khách hàng vì vậy khách hàng gặp khó khăn trong khai thác nguồn để trả nợ.

* Nguyên nhân khách quan

- Sự suy yếu hoặc phá sản của đối tác.

- Thị trường bị thu hẹp, bị nước ngoài áp đặt hạn chế thương mại không tiêu thụ được sản phẩm.

- Cơ chế chính sách và quy hoạch của nhà nước, các cấp chính quyền thay đổi theo hướng không có lợi: tăng thuế, nâng giá các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào …

- Rủi ro do thiên tai như mất mùa, dịch bệnh hoặc rủi ro trong đời sống như ốm đau, tai nạn hoặc bị chết….

Bên cạnh những nguyên nhân trên, để bảo đảm cho vay có hiệu quả, một yếu tố quan trọng trong thẩm định khách hàng là tư cách đạo đức người vay. Tư cách đạo đức người vay được biểu hiện trong quá khứ, trong quá trình cung cấp thông tin trong hồ sơ xin vay, trong quá trình sử dụng vốn vay và khi thu hồi nợ. Khách hàng có tư cách đạo đức tốt luôn thể hiện một tinh thần hợp tác với ngân hàng để khai thác vốn vay có hiệu quả. Còn những khách hàng vay có tư cách đạo đức tồi, nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tiền vay, họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn ứng phó với ngân hàng như: Cung cấp thông tin sai lệch để đánh lừa ngân hàng, sử dụng vốn sai mục đích, lợi dụng những kẽ hỡ của pháp luật, của những quy định trong hợp đồng cho vay để chây ỳ, gây khó khăn trong việc trả nợ. Đây là những rủi ro tiềm ẩn không dễ gì mà ngân hàng phát hiện và khi xảy ra gây ra tổn thất lớn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 32 - 34)