Nhân tố từ phía Ngân hàng.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 29 - 32)

- Về chất lượng nhân sự: Con người được coi là yếu tố quyết định cho việc

thành bại của doanh nghiệp và đặc biệt quan trong hoạt động ngân hàng. Một khoản vay được thực hiện bao gồm nhiều khâu rất phức tạp và càng phức tạp hơn khi khoản vay được đảm bảo bằng tài sản. Để món vay đạt được hiệu quả, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có kiến thức tổng hợp về trình độ nghiệp vụ, am hiểu về khách hàng cũng như lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, nắm vững luật pháp, có khả năng phân tích và phán đoán tình hình, có khả năng đánh giá và quản lý TSBĐ… Kiến thức mà cán bộ ngân hàng có được xuất phát từ việc được đào tạo qua các trường lớp và quá trình tích lũy kinh nghiệm công việc. Đáp ứng những yêu cầu trên sẽ giúp quá trình xét duyệt khoản vay được nhanh chóng, giúp ngân hàng chọn được khách hàng vay tốt, dự án cho vay hiệu quả, góp phần giảm thiểu rủi ro.

Chất lượng nhân sự không chỉ được đánh giá ở mặt kiến thức trình độ mà còn phải được nhìn nhận ở mặt tư cách đạo đức. Yêu cầu về tư cách đạo đức càng phải được đặt ra đối với cán bộ ngân hàng vì phải làm việc trong môi trường liên quan đến tiền bạc, dễ bị cám dỗ của đồng tiền mà dẫn đến những động cơ xấu. Họ cố tình làm sai các nguyên tắc trong quy trình cho vay để tiếp tay cho khách hàng lừa đảo rút tiền ngân hàng. Chỉ vì thói tham lam mà nhiều cán bộ ngân hàng đã đánh mất tư cách đạo đức của mình, làm giảm uy tín đối với khách hàng gây ra nhiều tổn thất cho ngân hàng.

Như vậy chất lượng nhân sự bao gồm trình độ và tư cách đạo đức không được đảm bảo là nguyên nhân của rủi ro tín dụng, hậu quả là BĐTV không phát huy được hiệu quả.

- Công tác thẩm định: Quy trình cho vay có thể tóm lược qua các bước: Thẩm

thẩm định là khâu đầu tiên của quá trình xét duyệt khoản vay nhưng lại là bước quan trọng nhất, làm cơ sở cho một loạt các quyết định: phê duyệt khoản vay, xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay,hình thức BĐTV .... Vì vậy, công tác thẩm định cần phải thực hiện chặt chẽ và đúng quy trình. Đối với cho vay có TSBĐ thì công tác thẩm định lại càng yêu cầu khắt khe và phức tạp hơn bên cạnh các nội dung: thẩm định khách hàng, thẩm định phương án vay vốn và thêm phần thẩm định TSBĐ. Công tác thẩm định được thực hiện tốt ở tất cả các nội dung thì rủi ro sẽ được giảm đáng kể.

- Công tác thu thập và xử lý thông tin: Trong kinh doanh đặc biệt trong môi

trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc cập nhật thông tin là yếu tố sống còn, quyết định thành công của doanh nghiệp. Bạn chỉ chậm sau đối thủ trong việc tiếp nhận thông tin là bạn có thể coi như là thất bại. Và thông tin lại càng trở nên quan trọng đối với hoạt động kinh doanh đầy rủi ro, phần lớn dựa trên “chữ tín” như Ngân hàng. Việc thu thập và xử lý thông tin nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhất là công tác thẩm định và xét duyệt khoản vay, phục vụ cho hoạt động phân tích, dự báo, dự đoán tình hình thị trường, tình hình phát triển kinh tế … cũng như đánh giá hiệu quả dự án. Nguồn thu thập thông tin có thể là:

 Hồ sơ vay vốn của khách hàng.

 Thông qua Trung tâm Thông tin Tín dụng.

 Các bạn hàng/ đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị và những khách hàng tiêu thụ sản phẩm của khách hàng.  Các cơ quan quản lý trực tiếp khách hàng xin vay.

 Các ngân hàng mà khách hàng hiện vay vốn hoặc trước đó đã vay vốn.  Các phương tiện thông tin đại chúng và cơ quan pháp luật.

Để cho vay bằng TSBĐ phát huy được hiệu quả thì TSBĐ phải có giá trị, là tài sản mà khách hàng mong muốn nhận lại tức là phải đóng vai trò gắn kết

trách nhiệm của khách hàng, tạo động lực để khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Bên cạnh đó, TSBĐ khi xử lý phải đủ thu hồi nợ. Do đó, các thông tin về TSBĐ cần được thu thập kĩ lưỡng như: tình trạng tài sản, về pháp lý, về khả năng thanh khoản…. để là nguồn chất lượng cho việc thực hiện tốt công tác thẩm định TSBĐ.

Như vậy, việc thu thập và xử lý chính xác thông tin thu được sẽ hỗ trợ tốt cho công tác thẩm định cũng như công tác dự đoán, dự báo từ đó giúp cho Ngân hàng quyết định cho vay hiệu quả và an toàn .

- Công tác quản trị rủi ro tín dụng: Quản trị rủi ro tín dụng nằm trong khuôn

khổ quản trị rủi ro chung của NHTM. Quản trị rủi ro tín dụng là việc ngân hàng sử dụng các biện pháp khác nhau để xác định mức độ rủi ro dự báo có thể xảy ra trong hoạt động và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu mức độ của từng loại rủi ro. Quản trị rủi ro tín dụng là một quy trình gồm các bước cơ bản sau:

 Nhận biết được rủi ro  Đo lường rủi ro  Điều tiết rủi ro  Giám sát rủi ro

Công tác quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện chặt chẽ, hiệu quả sẽ tạo ra thế chủ động cho ngân hàng đối diện với rủi ro và tìm ra các biện pháp xử lý kịp thời qua đó, hạn chế thấp nhất tổn thất và nâng cao an toàn cho hoạt động ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện hiệu quả là giải pháp tốt nhất nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả cho vay. Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả là điểm căn bản cho một phương pháp quản trị rủi ro toàn diện và thành công của bất kỳ ngân hàng nào. Muốn cho công tác quản trị rủi ro tín dụng được hiệu quả thì nhất thiết công tác thẩm định và công tác thu thập và xử lý thông tin cần thực hiện đúng nguyên tắc và hiệu quả.

Công tác quản lý và xử lý TSBĐ là yêu cầu bắt buộc và quan trọng trong cho vay có TSBĐ. Việc quản lý tốt TSBĐ sẽ bảo vệ quyền lợi, lợi ích cho cả bên vay lẫn ngân hàng, tạo niềm tin cho khách hàng, từ đó khuyến khích họ vay có TSBĐ.

Công tác xử lý TSBĐ rất phức tạp, phát sinh nhiều chi phí. Vì vậy,công tác xử lý TSBĐ với phương thức xử lý phù hợp, tiết kiệm chi phí góp phần giúp ngân hàng giảm bớt tổn thất khi thu nợ. Để công tác quản lý và xử lý TSBĐ phát huy hiệu quả trong hợp đồng BĐTV cần ghi rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên.

- Chính sách tín dụng: Cũng như các doanh nghiệp kinh doanh khác, hoạt

động của các NHTM cũng vì mục tiêu lợi nhuận, chính sách tín dụng, vì thế sẽ quy định những vấn đề cụ thể nhằm đạt được mức lợi nhuận đã đặt ra trong từng giai đoạn và thời kỳ cụ thể. Những quy định này thể hiện mục tiêu của ngân hàng về lợi nhuận cần đạt được cao hay thấp và chính mục tiêu này sẽ chi phối việc lỏng hay chặt của chính sách tín dụng. Nếu NHTM muốn có lợi nhuận cao thì chính sách tín dụng thường lỏng và do đó khả năng rủi ro cũng cao, ngược lại NHTM nào không quá chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận, thì chính sách tín dụng thường chặt và do đó, khả năng xảy ra rủi ro thấp hơn. Như vậy, tùy từng thời kì, từng ngân hàng mà chính sách tín dụng ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 29 - 32)