Nhóm chỉ tiêu định tính.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 25 - 28)

Để đánh giá đúng hiệu quả của bảo đảm tiền vay bằng tài sản, thì cần kết hợp với các chỉ tiêu định tính. Đây là các chỉ tiêu chủ yếu tính trước các rủi ro mà khoản vay mang lại gồm có rủi ro khách hàng không trả được nợ và rủi ro khi thanh lý TSBĐ bằng cách phân chia ra các mức đạt được của một khoản vay. Để bảo đảm tiền vay bằng tài sản có hiệu quả, điều khá quan trọng đối với các nhà quản lý ngân hàng là phải sớm nhận biết những khoản nợ có vấn đề, từ đó phân chia các mức chất lượng của khoản vay. Các chỉ tiêu này cụ thể, chi tiết giúp ngân hàng xác định chính xác mức độ rủi ro để có biện pháp quản lý, phòng ngừa kịp thời và biện pháp xử lý thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro.

Mức đạt đư ợc Tiêu chí

Mức I: Chất lượng cao nhất

- Những khoản vay có khả năng thanh khoản cao, điều kiện tài chính hoàn hảo, thu nhập ổn định trong quá khứ và có thể dự đoán trong tương lai, sẵn có nguồn vốn thay thế, quản lý mạnh, có xu hướng phát triển thuận lợi

- Các khoản vay hoàn hảo về hồ sơ cho vay, hoàn chỉnh về quyền lợi bảo đảm đối với TSBĐ có khả năng thanh khoản cao: bảo đảm đầy đủ bằng chứng chỉ tiền gửi, chứng khoán chính phủ, giá trị tiền mặt của bảo hiểm …

Mức II: Chất lượng tốt

- Những khoản vay được mô tả ở mức I. Tuy nhiên, một số đặc điểm không thật sự mạnh, ví dụ: thu nhập có tính chu kỳ hơn và kém sẵn có nguồn vốn thay thế trong những giai đoạn suy thoái kinh tế.

- TSBĐ có khả năng thanh khoản thấp hơn như bất động sản, cổ phiếu công ty mạnh

- Tiềm năng thu nhập hiện tại và tương lai mạnh

Mức III: Chất lượng chấp nhận được hay đạt yêu cầu

- Có khả năng thanh khoản tương đối và điều kiện tài chính hợp lý.

- Thu nhập có thể thất thường và khả năng thanh toán đầy đủ nhưng không đảm bảo trong mọi điều kiện. - Khoản vay được đảm bảo bằng các khoản phải thu và hàng lưu kho mà việc chuyển đổi thành tiền mặt là khó khăn và không chắc chắn.

Mức IV: Chất lượng dưới mức trung bình cần theo dõi

- Khả năng thanh khoản thấp, thu nhập thất thường hoặc lỗ

- Nguồn trả nợ không rõ ràng và TSBĐ là nguồn trả nợ duy nhất.

- Thông tin trong hồ sơ tín dụng không đầy đủ để đưa ra bất kỳ một kết luận nào về chất lượng

- Không tuân thủ lịch trình trả nợ, có dấu hiệu trả nợ không đúng kì hạn

Mức V: Các khoản vay chất lượng thấp

- TSBĐ, khả năng thanh toán và lưu chuyển tiền mặt không đủ để hỗ trợ mức vốn vay.

- Các nguồn trả nợ không được xác định rõ ràng. Nếu không có sự giảm sát thường xuyên chặt chẽ, khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ là hoàn toàn có thể xảy ra.

- Trả nợ không đúng kỳ hạn, nếu không có sự giám sát thường xuyên, chặt chẽ khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ là hoàn toàn có thể xảy ra.

- Phải có thêm TSBĐ và khả năng tổn thất là rõ ràng. - Trả nợ không đúng kỳ hạn, có thể phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ…

Mức VI: Các khoản vay khó đòi

-Trả nợ không đúng kỳ hạn nợ - Nguồn trả nợ chỉ còn TSBĐ

- Có thể phải sử dụng các biện pháp điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, giãn nợ…. đặc biệt có thể cả

khoanh nợ, xử lý rủi ro - Nợ quá hạn dưới 360 ngày.

- Phải áp dụng các biện pháp thu hồi nợ Mức VII: Các khoản

vay tồn đọng

- Nợ khoanh, nợ xóa chưa có nguồn , nợ quá hạn trên 360 ngày.

- Không còn khả năng trả nợ

- Còn TSBĐ nhưng không còn đối tượng để thu. - Không còn TSBĐ và không còn đối tượng để thu. - Không còn TSBĐ, con nợ vẫn còn tồn tại đang hoạt động nhưng thua lỗ kéo dài, không còn khả năng trả nợ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phải sử dụng tới các biện pháp để thu hồi nợ.

Tóm lại, việc sử dụng tổng hợp các nhóm chỉ tiêu trên giúp ngân hàng đánh giá công tác bảo đảm tiền vay bằng tài sản, nhận ra các món vay hiệu quả và chưa hiệu quả. Tổng hợp các chỉ tiêu trên được coi như là hình thức biểu hiện hiệu quả của công tác BĐTV bằng tài sản. Vấn đề quan trọng là cần đi vào tìm hiểu bản chất của nó tức là đi vào tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả bảo đảm tiền vay bằng tài sản.

Một phần của tài liệu LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (Trang 25 - 28)