II.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ biện pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Chây-chi nhnhs An Giang (Trang 85)

- Cần nâng cao cơ sở vật chất cho Chi nhánh: Một điều kiện mà người gở

II.MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH

Từ việc tìm hiều thực trạng công tác thẩm định và qui trình thẩm định thực tế tại ACB An Giang giai đoạn 2003-2005, em xin có một số biện pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác thẩm định tại Chi nhánh.

Biện pháp 1: Tìm hiểu và nắm vững địa bàn. Điều này sẽ giúp nhân viên thẩm định tiết kiệm được cả thời gian và chi phí.

Biện pháp 2: Cần tạo dựng các mối quan hệ: Nhân viên thẩm định cần tạo dựng được mối quan hệ tốt với nhân dân địa phương, nơi địa bàn mình

phụ trách và với các cán bộ địa phương, để có thể thu thập được những thông tin về khách hàng một cách đáng tin cậy và kịp thời.

Biện pháp 3: Cần đào tạo và trọng dụng nhân viên A/O có kinh nghiệm:

Bên cạnh yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ thì yếu tố nhạy bén và kinh nghiệm nghề nghiệp là rất quan trọng, vì nó có thể giúp A/O thấy được những điều mà khách hàng che đậy.

Biện pháp 3: Đề cao đạo đức nghề nghiệp: đạo đức nghề nghiệp của nhân

viên tín dụng cũng cần phải đặt lên hàng đầu. Bởi một nhân viên tha hóa có thể làm sai lệch kết quả thẩm định.

Biện pháp 4: Tuân thủ đúng nguyên tắc và tiến trình thẩm định: Trong quá trình thẩm định, yêu cầu nhân viên thẩm định phải thực hiện đúng nguyên tắc và tiến trình của công tác này đòi hỏi, không nên bỏ qua hay nhảy bước.

Biện pháp 5: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho nhân viên thẩm

định. Để thực hiện việc đánh giá các chỉ tiêu và các tỷ số tài chính đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ nhất định trong việc phân tích các chỉ tiêu này. Tuỳ vào từng dự án mà cán bộ thẩm định sử dụng linh hoạt những chỉ tiêu đánh giá, phân tích cụ thể. Chính vì vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ thẩm định là hoàn toàn cần thiết để hỗ trợ cho nghiệp vụ, cho công việc của khó khăn và quan trọng của họ.

PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ   

I. KẾT LUẬN:

Cùng với sự lớn mạnh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu, Ngân hàng TMCP Á Châu- Chi nhánh An Giang cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình đối với nề kinh tế địa phương. Thực tế trong vài năm qua vốn của Ngân hàng đã giúp cho người dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó đã tạo ra sự thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế của tỉnh nhà.

Qua phân tích và đánh giá hoạt động Tín dụng tại chi nhánh An Giang cho thấy hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong hoạt động của ngân hàng. Nó đã góp phần vào việc cung cấp nguồn vốn, bổ sung cũng như hỗ trợ vốn cho dân cư, các đơn vị kinh tế, đồng thới nó cũng tác động tích cực vào việc khai thác thế mạnh tiềm năng trong tỉnh, thúc đẩy khả năng phát triển kinh tế, đưa kinh tế địa phương phát triển theo xu thế chung của cả nước.

Mặc dù, tình hình kinh tế trong tỉnh ít bị biến động lớn trong những năm qua, tuy nhiên sự xuất hiện đồng thời của nhiều Ngân hàng và các quỹ Tín dụng trên cùng địa bàn Tỉnh đã đặc Chi nhánh vào thế phải cạnh tranh gay gắt. Bên cạnh những cá nhân, tổ chức kinh tế kinh doanh thành đạt vẫn còn những cá nhân, tổ chức kinh tế kinh doanh chưa đạt hiệu quả. Điều này gây khó khăn cho chi nhánh trong việc thẩm định phân tích cho vay cũng như mở rộng Tín dụng của chi nhánh. Nhưng nhìn chung dư nợ vẫn tăng trưởng khá qua từng năm, cụ thể năm 2003 là 157.337 triệu đồng, năm 2004 dư nợ đạt 180.626 triệu đồng và năm 2005 là 213.526 triệu đồng. Có được kết quả này là sự nổ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên và sự lãnh đạo chặt chẽ của Ban Giám Đốc trong quá trình thực hiện chức năng của mình.

Việc thực hiện chính sách Tín dụng có chọn lọc trong những năm vừa qua nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của Chi nhánh. Chi nhánh đã phân loại đối tượng đầu tư, có sự sàng lọc khách hàng và loại dần những khách hàng khồn uy tín, yếu kém về mặt tài chính, từ đó mà Chi nhánh đã đầu tư đúng đối tượng, các

đơn vị vay vốn sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên có khả năng trả nợ và lãi kịp thời ít có nợ quá hạn

Từ những thành quả đạt được làm cho lợi nhuận của Ngân hàng luôn đạt ở mức cao và cũng có tăng trưởng. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động của Ngân hàng mà đặc biệt là hoạt động cấp tín dụng ngày càng tiến triển tốt đẹp mặc dù gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những mặt tích cực của nghiệp vụ tín dụng mang lại, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến công tác huy động vốn nhằm tạo nên sự cân đối giữa đầu vào và đầu ra để có thể chủ động hơn về nguồn vốn trong việc cấp tín dụng của ngân hàng, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác thu nợ giảm thiểu nợ quá hạn.

II. KIẾN NGHỊ:

Bên cạnh những kết quả đạt được, với vốn kiên thức còn hạn chế trong khuôn khổ một đề tài báo cáo, sau đây em xin có một vài kiên nghị góp phần vào hoạt động của Ngân hàng ACB-Chi nhánh An Giang.

- Bất kỳ ngàng kinh doanh nào cũng phải có sự thỏa mãn giữa cung và cầu. Do vậy, muốn có được khách hàng Chi nhánh cần có những động tác nhằm quảng cáo và thông báo để nhiều người biết đến dưới nhiều hình thức và bằng nhiều phương tiện khác nhau về các nghiệp vụ của ACB-Chi nhánh An Giang trong hiện tại cũng như tương lai.

- Hoạt động của ACB-Chi nhánh An Giang ngày càng phát triển, số lượng khách hàng ngày càng tăng. Đặc biệt, khách hàng đến xin vay vốn cũng như đến thanh lý hợp đồng vào thời điểm tháng 4,5 và tháng 10 rất đông không có chỗ để ngồi. Để đảm bảo hoạt động phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn Chi nhánh cần mở rộng cơ sở hạ tầng.

- Để đáp ứng nhịp độ phát triển như ngày nay, bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào cũng cần có sự hỗ trợ của máy vi tính và các thiết bị văn phòng khác. Mặc dù trong thời gian qua Chi nhánh đã có sự hổ trợ của Hội sở để nâng cấp và bổ sung một số máy móc thiết bị, tuy nhiên với nhịp độ phát triển của khối lượng khách hàng và sự cạnh tranh như hiện nay đòi hỏi Chi nhánh cần có sự đầu tư hơn nữa để có thể trang bị, nâng cấp và thay thế những thiết bị không còn đáp ứng nhu cầu phục vụ do tính lạc hậu và không thuận tiện trong quá trình sử dụng.

- Số lượng khách hàng ngày một gia tăng tại trụ sở trung tâm của Chi nhánh, theo em Chi nhánh cần có biện pháp để phân tán lượng khách hàng bằng cách mở các phòng giao dịch rải rác ở các tuyến huyện có khối lượng khách hàng khá.

- Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa tích cực của công tác thẩm định theo em Chi nhánh nên lập một tổ thẩm định vì nhu cầu vay vốn của khách hàng ngày càng tăng. Tổ thẩm định này có thể chuyên tổ chức thẩm định nhất là các dự án lớn, các dự án trung-dài hạn, vì với những dự án này Ngân hàng phải đầu tư một số vốn lớn và sau một thời gian dài mới thu lại được. Do đó, nếu thẩm định không kỹ Ngân hàng sẽ khó có khả năng thu hồi được nợ.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ biện pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Chây-chi nhnhs An Giang (Trang 85)