Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn:

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ biện pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Chây-chi nhnhs An Giang (Trang 84)

- Cần nâng cao cơ sở vật chất cho Chi nhánh: Một điều kiện mà người gở

I.2. Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn:

Nợ quá hạn luôn làm các nhà quản trị NHTM quan tâm. Bất cứ NHTM nào dù có quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu thì vẫn không thể triệt tiêu nợ quá hạn, bởi nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Do đó, quản lý hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Bản chất và chức năng của Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Như vậy, thực chất những khoản vay là thuộc quyền sở hữu của những người gởi tiền vào Ngân hàng. Cho nên, nếu một khoản vay nào đó bị thất thoát không thu hồi được thì Ngân hàng sẽ phải sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho người gởi tiền. Để hạn chế điều này, đòi hỏi các Ngân hàng luôn luôn có những biện pháp để hạn chế:

- Ngân hàng thường xuyên có chính sách đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên, nhất là cán bộ tín dụng để nâng cáo trình độ chuyên môn cho họ. Nhằm hạn chế đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ, nhân viên trong hoạt động của mình cũng như phân tích, đánh giá sai khách hàng. Làm điều này, cán bộ nhân viên Chi nhánh sẽ nâng cao được hiệu quả trong phân tích, đánh giá đúng đắn đối tượng khách hàng trước, trong và sau khi vay vốn. Từ đó hiệu quả cấp tín dụng

được nâng cao, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên khả năng hoàn trả đúng hạn cho Ngân hàng và giảm được nợ quá hạn.

- Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phòng kế toán nhiều hơn để theo dõi tình hình trả nợ và lãi của khách hàng, đồng thời nắm được nợ đến hạn của khách hàng mà thông báo và đôn đốc việc trả nợ của khách hàng.

- Định kỳ kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay cho đến khi thu được nợ vay, không để tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, từ đó Ngân hàng mới nắm được những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để có biện pháp tư vấn hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Thông qua việc theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, Ngân hàng có thể nắm được tình hình tài chính của khách hàng. Nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không an toàn vốn vay như: sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, hàng hóa ứ động không tiêu thụ được, sâu bệnh,.. để có biện pháp hỗ trợ giải quyết kịp thời.

- Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, Chi nhánh muốn hoạt động có hiệu quả thì cần có sự nổ lực của nhân viên tín dụng trong việc phân loại khách hàng, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín đối với Chi nhánh. Tích cực thông báo, đôn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng. Đối với những khách hàng không thanh toán được vì nguyên nhân bất khả kháng nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quả để khắc phục thì cán bộ tín dụng nên đề nghị xem xét cho gia hạn nợ. Nếu thấy không có khả năng thu hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ giúp Ngân hàng bảo toàn vốn.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-THỰC TRẠNG VÀ biện pháp nâng cao công tác thẩm định tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Chây-chi nhnhs An Giang (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)