Trước đây, mô hình kinh doanh chứng khoán của Nhật là mô hình chuyên
doanh, ngân hàng không được phép tham gia vào hoạt động kinh doanh chứng
khoán. Theo Luật cải cách các định chế ban hành 4/1993, các tổ chức ngân hàng được phép tham gia vào thị trường chứng khoán thông qua các công ty
chứng khoán con. Đồng thời các công ty chứng khoán lại được phép thành lập
công ty con làm dịch vụ ngân hàng.
Kinh doanh chứng khoán Nhật Bản được chia thành 4 loại hình và mỗi loại
hình lại có giấy phép kinh doanh riêng biệt, đó là nghiệp vụ: môi giới, tự
doanh, bảo lãnh phát hành, chào bán chứng khoán ( hay tham gia vào hệ
thống bán lẻ các chứng khoán phát hành ra công chúng). Ngoài ra, các công ty chứng khoán chuyên doanh được phép cung cấp các dịch vụ khác liên quan tới chứng khoán như tư vấn đầu tư, làm đại lí thu tiền mua các trái phiếu phát
hành ra công chúng, thanh toán gốc và lãi trái phiếu, đại lí trả lợi nhuận, mua
lại hoặc huỷ từng phần tiền mua chứng chỉ quĩ đầu tư, lưu kí chứng khoán...
Công ty xin tham gia kinh doanh chứng khoán phải đáp ứng được các tiêu chuẩn:
Có nguồn tài chính lành mạnh.
Nhân sự phù hợp với hoạt động kinh doanh.
Chứng minh được việc xin tham gia kinh doanh chứng khoán là thiết
thực đối với công ty.
Vốn điều lệ tối thiểu đối với công ty chứng khoán thay đổi tuỳ theo loại
hình kinh doanh mà công ty đó tham gia:
Đối với các công ty không phải là thành viên của Sở giao dịch chứng
+ Nagoya SE : 150 triệu Yên. + Các Sở khác : 100 triệu Yên.
Đối với các công ty không phải là thành viên: 100 triệu Yên.
Đối với công ty bảo lãnh phát hành:
+ Công ty tham gia 3 loại hình môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành: 10 tỷ Yên.
+ Công ty chuyên bảo lãnh phát hành hoặc là người quản lí cho tổ hợp bảo
lãnh phát hành: 3 tỷ Yên.
+ Các loại hình khác: 500 triệu Yên.
Cho tới năm 1972 Nhật Bản mới cho phép công ty chứng khoán nước
ngoài mở chi nhánh tại Nhật Bản. Theo luật hiện hành, các công ty chứng khoán nước ngoài khi mở chi nhánh tại Nhật Bản phải được sự cho phép của
Bộ tài chính Nhật.