chứng khoán.
Để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán được thực hiện một
cách công bằng, trung thực, công khai, bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư và
công chúng tham gia đầu tư, các chủ thể kinh doanh chứng khoán phải chấp hành các quy định về đạo đức kinh doanh, quy định và hạn mức áp dụng đối
với kinh doanh về sử dụng vốn, chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất, chế độ
kế toán và kiểm toán... do UBCKNN và sở giao dịch quy định.
3.3.2.1. Tăng cường công tác giám sát tài chính và quản lí rủi ro đối với công
ty chứng khoán.
Các thị trường chứng khoán có nhiều cách xử lý khác nhau. Ví dụ Hàn Quốc đã sử dụng nhiều cách để thực hiện giám sát tài chính như:
- Quy định về vốn (tài sản) thuần tối thiểu phải đạt mức nhất định (áp dụng
từ năm 1962). Theo quy định này, vốn thuần tối thiểu (VTTT) được xác định
VTTT =Tổng tài sản - Tổng nợ - Tài sản không thuộc tài sản lưu động
Nếu công ty chứng khoán không thoả mãn yêu cầu của quy định này thì công ty có thể bị buộc ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi giâý phép hoạt động. Điểm yếu của quy định này là không phản ánh được giá trị thị trường của các
tài sản thuộc công ty, do vậy không dự báo và quản lí được rủi ro đối với các
tài sản thuộc công ty. Vì vậy, năm 1991 Hàn Quốc đã bỏ không áp dụng mô
hình này.
- Qui định về chỉ số nợ áp dụng từ 1968 đến 1977. Theo qui định này, chỉ
số nợ (dept ratio) không được vượt quá mức nhất định và được tính như sau:
Chỉ số nợ = Tổng nợ/ (Vốn cổ phần + Vốn dự trữ cho hoạt động kinh
doanh ).
Nhược điểm của mô hình này là chỉ số nợ không phản ánh hết được tình hình tài chính của công ty, đồng thời việc khống chế tỷ lệ nợ có thể ảnh hưởng tới hoạt động của công ty, do chính sách huy động vốn của các công ty
khác nhau.
Từ năm 1998, Hàn Quốc áp dụng qui định về tỉ lệ vốn thuần bao gồm chỉ
số vốn thuần nhằm đánh giá thực trạng tài chính và rủi ro kinh doanh mà công ty chứng khoán đang gặp phải và hệ thống cảnh báo và giải pháp khắc phục. Theo qui định này, chỉ số vốn thuần là:
Chỉ số vốn thuần = Vốn thuần / Tổng rủi ro.
Trong đó:
Vốn thuần = Tổng tài sản - Tổng nợ - Tài sản không thuộc tài sản lưu động.
Tổng rủi ro = Rủi ro thị trường + Rủi ro đối tác + Rủi ro tín dụng + Rủi ro cơ bản + Rủi ro bù trừ.
Khi chỉ số vốn thuần của công ty chứng khoán xuống dưới mức qui định thì tuỳ thuộc vào mức độ cụ thể công ty chứng khoán phải tuân thủ các yêu cầu
của Uỷ ban giám sát Tài chính Hàn Quốc để giảm bớt rủi ro.
Một số thị trường khác thì áp dụng qui định về vốn khả dụng điều chỉnh.
Cũng như yêu cầu về tỷ lệ vốn ròng mà Hàn Quốc áp dụng, qui định về vốn
khả dụng điều chỉnh được áp dụng nhằm yêu cầu các công ty chứng khoán
thực hiện các nghiệp vụ môi giới và tự doanh phải có đủ nguồn tài sản có khả
dụng có thể đáp ứng ngay yêu cầu của khách hàng. Qui định về vốn khả dụng được xem là qui định quan trọng nhất nhằm bảo đảm khả năng thanh toán và chi trả trong hoạt động của công ty chứng khoán. Yêu cầu về vốn khả dụng được nhiều nước trên thế giới áp dụng nhằm bảo đảm an toàn cho công ty chứng khoán. Mãi đến năm 1944, Mỹ mới bắt đầu áp dụng qui chế này và
năm 1976 Uỷ ban Chứng khoán Mỹ ban hành qui chế về vốn khả dụng áp
dụng thống nhất cho các công ty chứng khoán Mỹ. Hiện nay các công ty chứng khoán Mỹ phải bảo đảm lượng vốn khả dụng điều chỉnh tối thiểu ở
mức 6.666% tổng dư nợ của công ty. Tại Thái Lan, sau khi một loạt các công
ty tài chính - chứng khoán bị phá sản vào năm 1997, Uỷ ban chứng khoán
Thái Lan ban hành qui chế vốn khả dụng điều chỉnh và bắt đầu yêu cầu các
công ty chứng khoán phải bảo đảm lượng vốn khả dụng điều chỉnh tối thiểu ở
mức 3% tổng dư nợ của công ty và sẽ điều chỉnh yêu cầu này lên mức 7% vào
năm 2001.
Vốn khả dụng điều chỉnh là tổng mức vốn khả dụng của công ty chứng khoán sau khi đã điều chỉnh, bổ sung theo qui định của UBCKNN. Vốn khả
dụng điều chỉnh của công ty chứng khoán thực tế là giá trị tài sản có khả dụng
(tức là tài sản của công ty sẵn sàng chuyển đổi được ra tiền mặt trong một thời
hạn nhất định, thông thường trong thời hạn 1 tháng ) trừ đi tổng tài sản nợ của
theo qui chế để phòng trưòng hợp giảm giá trị do biến động của giá chứng
khoán trên thị trường.
Ở Việt Nam, kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động kinh doanh chứng khoán
còn ít, mặt khác kinh nghiệm của Hàn Quốc, Mỹ, Thái Lan, Hồng Kông cho
thấy việc qui định tỷ lệ nợ trên vốn mà vẫn bảo đảm hoạt động kinh doanh
chứng khoán của công ty chứng khoán là hết sức khó khăn. Vì vậy, việc áp
dụng quy định về vốn khả dụng điều chỉnh đã được quy định trong Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán là bước đi hợp lí. Tuy nhiên, quy định này yêu cầu công ty chứng khoán phải thường xuyên duy trì một lượng vốn khả dụng điều chỉnh tối thiểu ở mức 8% tổng dư nợ của
công ty là còn cao gây ảnh hưởng đến lượng vốn cho hoạt động kinh doanh
của các công ty chứng khoán. Tỷ lệ này cần được điều chỉnh lại xuống 6%.
Theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP, UBCKNN cần nghiên cứu và hướng dẫn cụ
thể cách tính vốn khả dụng điều chỉnh và cách thức xử lí các công ty chứng
khoán vi phạm quy định này.