Doanh nghiệp bảo hiểm có các nghĩa vụ chủ yếu sau phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm tài sản:
34
+ Nghĩa vụ cung cấp mọi thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích điều kiện, điều khoản bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng. Nghĩa vụ này được qui định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 19 của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000. Đây là nghĩa vụ đặc thù của hợp đồng bảo hiểm nói chung và hợp đồng bảo hiểm tài sản nói riêng, bởi hợp đồng bảo hiểm thường được lập dựa trên các hợp đồng mẫu do doanh nghiệp bảo hiểm lập nên phù hợp với từng loại đối tượng của hợp đồng. Các điều khoản trong hợp đồng không phải kết quả của việc thỏa thuận và nhượng bộ của các bên, bên mua bảo hiểm chỉ có thể tán đồng nếu chọn và không thể thỏa thuận để thay đổi theo ý chí của mình. Hơn nữa hợp đồng bảo hểm thường có nội dung phức tạp với rất nhiều từ ngữ chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm, đặc biệt là “điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm”, nên gây không ít khó khăn cho bên mua bảo hiểm. Do đó việc phát sinh tranh chấp trong hợp đồng bảo hiểm là điều dễ hiểu, thường là do các bên không hiểu đúng các qui định có liên quan đến “điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm”. Nếu luật không qui định rõ nghĩa vụ này và bên doanh nghiệp bảo hiểm không thực hiện nghiêm túc và sẽ gây thiệt hại cho bên tham gia bảo hiểm, và đem lại lợi ích không hợp pháp cho doanh nghiệp bảo hiểm. Trong quá trình giao kết hợp đồng, nếu như doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ này, bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng bảo hiểm tài sản và yêu cầu doanh nghiệp bồi thường thiệt hại do việc cung cấp thông tin sai sự thật (khoản 3, Điều 9, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000).
+ Nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm. Đây là những bằng chứng quan trọng thể hiện việc giao kết hợp đồng, là bằng chứng pháp lí ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm đối với các tổn thất mà bên mua bảo hiểm phải gánh chịu khi xảy ra một sự kiện bảo hiểm nên buộc doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện.
35
+ Nghĩa vụ giảm phí bảo hiểm theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm khi có yếu tố làm giảm rủi ro đối với đối tượng được bảo hiểm (khoản 1, Điều 20, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000). Khi tham gia ký kết hợp đồng bảo hiểm tài sản vì nhiều lý do khác nhau mà doanh nghiệp bảo hiểm tăng phí bảo hiểm, trong quá trình thực hiện hợp đồng những lý do đó không còn mà bên mua vẫn phải đóng phí với mức giá cao thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp giảm mức phí bảo hiểm tương ứng với mức độ rủi ro của tài sản được bảo hiểm.
+ Nghĩa vụ bồi thường và trả tiền bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện cam kết bồi thường hay trả tiền theo những thỏa thuận trong hợp đồng khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Theo qui định của Điều 28, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, thì thời hạn yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường của bên mua bảo hiểm là một năm, kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trả tiền kịp thời và đầy đủ theo thời hạn ghi trong hợp đồng trong trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền hoặc bồi thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ (Điều 29, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000). Trong trường hợp từ chối bồi thường bảo hiểm đối với thiệt hại xảy ra không thuộc phạm vi bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích bằng văn bản lí do từ chối trả tiền bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường (Điều 17, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000).
Ngoài ra các nghĩa vụ chủ yếu nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm còn có một số nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật.
36