0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng bảo hiểm tài sản

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN Ở VIỆT NAM (Trang 31 -31 )

sản

Hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng song vụ mà theo đó các bên đều có quyền lợi và nghĩa vụ với nhau. Quyền của bên này ứng với nghĩa vụ của bên kia, và ngược lại. Việc làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên là mục đích của hợp đồng bảo hiểm tài sản nói riêng và của hợp đồng nói chung. Do đó nghiên cứu cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh bởi hợp đồng là rất cần thiết.

1.3.4.1. Nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm có các nghĩa vụ chủ yếu sau đây:

+ Khai báo rủi ro và cung cấp thông tin liên quan đến đối tượng tài sản bảo hiểm là nghĩa vụ đầu tiên mà bên mua bảo hiểm phải thực hiện khi đề nghị giao kết hợp đồng. Việc khai báo căn cứ vào các nội dung được đưa ra trong mẫu giấy yêu cầu bảo hiểm do doanh nghiệp soạn thảo. Dựa vào sự khai báo này doanh nghiệp bảo hiểm mới có căn cứ đánh giá được rủi ro và đưa ra quyết định có chấp nhận hay không chấp nhận việc bảo hiểm, cũng như định ra giá phí mà người được bảo hiểm phải trả. Hợp đồng bảo hiểm được giao kết và thực hiện trên nguyên tắc tin tưởng và trung thực tuyệt đối, do đó, pháp luật cấm bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường.

+ Trả phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng

32

hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực, cũng như duy trì hiệu lực trong quá trình thực hiện. Điều 15, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 cho phép các bên có thể thỏa thuận về việc đóng phí bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc đóng theo định kỳ.

+ Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là một nghĩa vụ quan trọng bởi rủi ro là vấn đề trọng tâm của bảo hiểm. Bất cứ sự gia tăng rủi ro nào cho đối tượng bảo hiểm cũng đều ảnh hưởng đến việc phải tăng phí bảo hiểm cũng như xem xét lại các điều kiện chấp nhận bảo hiểm của Doanh nghiệp bảo hiểm. Vì vậy, trường hợp bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ này hoặc không chấp nhận đóng tăng phí cho thời gian bảo hiểm còn lại, thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ Hợp đồng bảo hiểm.

+ Thông báo sự kiện bảo hiểm, thiệt hại là một nghĩa vụ cần thiết để bảo đảm chi trả bảo hiểm một cách đúng đắn. Khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, bên mua bảo hiểm phải “thông báo cho doanh nghiệp biết về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng” (điểm d, khoản 2, Điều 18, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000). Thông thường các bên trong hợp đồng thỏa thuận về việc thông báo phụ thuộc vào từng loại hình bảo hiểm. Việc thông báo ngay sự kiện bảo hiểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm trong việc kiểm soát tổn thất, giám định tổn thất, cũng như kịp thời có các biện pháp cần thiết để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại. Việc bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ này thì sẽ phát sinh quyền của doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng qui định loại trừ bảo hiểm để từ chối bồi thường được qui định tại khoản 3, Điều 16, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.

+ Áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng tài sản bảo hiểm là nghĩa vụ bắt buộc của bên mua bảo

33

hiểm. Theo qui định tại Điều 50, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, nghĩa vụ này có thể là “phải thực hiện các qui định về phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động, vệ sinh lao động và những qui định khác của pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo an toàn cho đối tượng được bảo hiểm”. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện an toàn cho đối tượng bảo hiểm hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng biện pháp an toàn, hạn chế rủi ro. Quy định này nêu ra với mục đích nhằm hạn chế việc bên mua bảo hiểm không quan tâm, coi sóc tài sản để mặc cho tài sản được bảo hiểm hư hỏng, xảy ra sự kiện bảo hiểm để nhận tiền bồi thường (khoản 3, Điều 50, và điểm c, khoản 1, Điều 17, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000).

+ Bảo lưu và chuyển quyền yêu cầu đòi người gây thứ 3 gây thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm là nghĩa vụ có tính đặc thù phát sinh từ hợp đồng bảo hiểm tài sản. Khi có sự kiện xảy ra do lỗi của bên thứ 3, bên mua bảo hiểm được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường thì bên mua bảo hiểm không có quyền đòi bên thứ 3 bồi thường thêm cho mình hoặc xóa bỏ nghĩa vụ cho bên thứ 3 không phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường với mình mà phải chuyển quyền yêu cầu đó cho doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho doanh nghiệp bảo hiểm, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ 3 bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền chiết khấu số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm (Điều 49, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000).

Ngoài ra các nghĩa vụ kể trên, người mua bảo hiểm còn có các nghĩa vụ khác do luật định mà có thể ghi vào không không ghi vào hợp đồng.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM TÀI SẢN Ở VIỆT NAM (Trang 31 -31 )

×