Chính sách, pháp luật Việt Nam về hoạt động của tổ chức

Một phần của tài liệu Tổ chức phi chính phủ nước ngoài và vấn đề bảo đảm quyền con người ở Việt Nam (Trang 40)

phủ nƣớc ngoài liên quan đến lĩnh vực quyền con ngƣời

2.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác phi chính phủ nước ngoài

Đại hội lần thứ XI (2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:

"Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệmtrong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế... Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới.” [7, tr.117-118]

Xét tổng quát hơn, các văn kiện của Đảng từ Đại hội VII đến nay đều khẳng định chủ trương coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân; các hoạt động đối ngoại được triển khai đồng bộ, toàn diện, trên cơ sở phát huy tiềm lực của mọi lực lượng và thực thi trên mọi kênh, nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trên mặt trận đối ngoại, trong đó có quan hệ hợp tác với các tổ

chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế; hoàn thiện cơ chế quản lý thống nhất các

hoạt động đối ngoại; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, "làm cho thế giới hiểu rõ hơn đất nước, con người Việt Nam, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà

nước; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của các quốc

gia, dân tộc, các chính đảng, tổ chức quốc tế, các tổ chức nhân dân, tổ chức phi

33

Trong những năm qua, hoạt động vận động viện trợ phi chính phủ và công tác quản lý phi chính phủ được Đảng và Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm, thể hiện qua việc ban hành chính sách khuyến khích NGO nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam, chú trọng tới việc thiết lập cơ chế phối hợp trong nước, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của các NGO nước ngoài nhằm thu hút viện trợ phục vụ công tác xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Bảng 2.1: Một số văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam liên quan đến công tác phi chính phủ nước ngoài

TT Tên văn kiện Nội dung tóm tắt

1 Chỉ thị số 19-CT/TW ngày

24/01/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác phi chính phủ nước ngoài

Xác định mục tiêu hợp tác với tổ chức phi chính phủ và phương châm chỉ đạo hoạt động quản lý nhà nước về công tác phi chính phủ nước ngoài.

2 Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày

10/4/2013 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế

Xác định hội nhập quốc tế phải hướng tới 3 nhóm mục tiêu cơ bản: phát triển, an ninh, nâng cao vị thế quốc tế của đất nước. Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì hòa bình và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; quán triệt và vận dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn được tổng kết trong Cương lĩnh chính trị 2011.Nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia; chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế.

3 Quyết định số 286/2006/QĐ-TTg

ngày 27/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006 – 2010

Xác định chủ trương chung và các mục tiêu cụ thể trong việc huy động và nâng cao hiệu quả viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nêu các định hướng chung, định hướng theo lĩnh vực, theo địa bàn cho viện trợ phi chính nước ngoài trong giai đoạn 2006 – 2010.

34

4 Quyết định số 295-QĐ/TW ngày

23/03/2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại

Xác định đường hướng, nội dung quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại, trong đó có hợp tác, giao lưu với nước ngoài về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; hoạt động của các đoàn vào, đoàn ra; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế; hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế; thực hiện công tác lãnh sự liên quan đến người nước ngoài sinh sống, làm việc trên địa bàn các tỉnh.

5 Quyết định số 67/2011/QĐ-TTg

ngày 12/12/2011 của Thủ tuớng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Xác định nội dung của các hoạt động đối ngoại, nguyên tắc quản lý hoạt động đối ngoại của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh; Quy định thẩm quyền và việc trình duyệt chương trình đối ngoại (UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung, hoạt động đối ngoại hàng năm của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định và chịu trách nhiệm về các hoạt động đối ngoại của địa phương); Thực hiện các hoạt động đối ngoại, trong đó có việc tổ chức đón tiếp và quản lý các đoàn nước ngoài đến thăm địa phương; quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài; công tác quản lý, vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài; tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế; ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế; chế độ báo cáo của các cơ quan liên quan...

6 Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/7/2013 về việc ban hành Chương trình quốc gia xúc tiến động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013-2017. (có hiệu lực thi hành từ 01/9/2013)

Xác định chủ trương chung và các mục tiêu cụ thể trong việc huy động và nâng cao hiệu quả viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, nêu các định hướng chung, định hướng theo lĩnh vực, theo địa bàn cho viện trợ phi chính nước ngoài trong giai đoạn 2013 – 2017.

35

Đây là những văn kiện quan trọng thể hiện quan điểm cốt lõi của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong công tác phi chính phủ nước ngoài, định hướng cho hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực này và là chỉ dẫn cho các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương. Theo đó, hoạt động phi chính phủ được xác định là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm; phương châm chỉ đạo hoạt động là vừa hợp tác vừa đấu tranh (giới hạn của hội nhập quốc tế là: đấu tranh không đi đến đối đầu; hợp tác không đến mức tập hợp lực lượng, liên minh với bên này để chống bên kia); tranh thủ viện trợ phi chính phủ để phát triển các vùng nghèo, vùng khó khăn, thực hiện xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, phát triển bền vững. Mục tiêu hợp tác với INGO được xác định là tranh thủ sự trợ giúp (về tài chính, kỹ thuật, tri thức và kinh nghiệm) và những mặt thuận lợi của hoạt động phi chính phủ để phát triển đất nước; đồng thời hạn chế mặt trái, mặt tiêu cực, phát hiện kịp thời và có biện pháp chế tài thích đáng đối với những hành vi vi phạm, làm thất bại âm mưu thông qua hoạt động phi chính phủ để chống phá Nhà nước, chống chế độ XHCN ở Việt Nam.

Đối với Việt Nam, quản lý nhà nước về công tác phi chính phủ nước ngoài (PCPNN) là nhằm đảm bảo hoạt động của INGO theo đúng mục đích phát triển, mục đích nhân đạo như đã đăng ký với nhà nước Việt Nam, phù hợp với pháp luật và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam; đồng thời đảm bảo lợi ích chính đáng của INGO trong quá trình hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, xây dựng quan hệ hợp tác hài hòa, thân thiện, cùng có lợi giữa các tổ chức này và các cơ quan đối tác Việt Nam.

Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với hoạt động phi chính phủ nước ngoài thể hiện rõ ở Chiến lược quốc gia xúc tiến động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2013-2017 (Quyết định số 40/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/7/2013). Theo đó, chủ trương chung là: Tăng cường huy động, khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, góp phần giảm nghèo và phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam.

Các mục tiêu cụ thể trong lĩnh vực PCPNN bao gồm:

36

đang hoạt động tại Việt Nam, mở rộng quan hệ với các INGO có tiềm năng;

(ii) Duy trì và nâng cao giá trị viện trợ của các INGO, gắn với nâng cao hiệu quả của viện trợ PCPNN thông qua việc tăng cường giám sát, đánh giá, nâng cao năng lực hợp tác với INGO; (iii) Xây dựng môi trường pháp lý phù hợp và thuận lợi cho hoạt động viện trợ của INGO, nâng cao tính chủ động của các Bộ, ngành, địa phương và tổ chức nhân dân trong quan hệ với INGO.

Định hướng chung là: Viện trợ PCPNN cần phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược xóa đói giảm nghèo của cả nước, phù hợp với quy hoạch và ưu tiên phát triển theo ngành và của từng địa phương, hỗ trợ nỗ lực giảm nghèo và phát triển bền vững của Chính phủ. Xác định các định hướng theo lĩnh vực

(những lĩnh vực thế mạnh của INGO và được Chính phủ ưu tiên: Nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển nông thôn; Y tế; Giáo dục và đào tạo; Đào tạo, dạy nghề, hướng nghiệp; Giải quyết các vấn đề xã hội; Môi trường; Khắc phục hậu quả chiến tranh; Phòng, giảm nhẹ thiên tai và cứu trợ khẩn cấp; Văn hóa, thể thao; Ứng phó với biến đổi khí hậu), định hướng về địa bàn (ưu tiên các tỉnh nghèo, miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; nội dung ưu tiên cụ thể được xác định theo tình hình thực tế mỗi địa phương.)

Nhìn chung quan điểm của Đảng và Nhà nước là khuyến khích hoạt động của INGO vì mục đích phát triển, mục đích nhân đạo. Viện trợ PCPNN được đánh giá cao bởi những hiệu quả tích cực mà nó đem lại cho người dân. “Viện trợ của NGO nước ngoài không lớn như các chương trình ODA nhưng có quy mô thích hợp, mục tiêu thực hiện cụ thể, cách làm phù hợp, nhìn chung có tác động thiết thực đối với nhiều ngành, địa phương và cơ sở, nhất là những cơ sở nghèo còn gặp nhiều khó khăn.” [15]

Một phần của tài liệu Tổ chức phi chính phủ nước ngoài và vấn đề bảo đảm quyền con người ở Việt Nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)