Vị trí, vai trò của các NGO trong cơ chế nhân quyền quốc gia

Một phần của tài liệu Tổ chức phi chính phủ nước ngoài và vấn đề bảo đảm quyền con người ở Việt Nam (Trang 28)

Ở cấp độ quốc gia, nhiều bằng chứng thực tế cho thấy NGO có những tác động mạnh mẽ trong các lĩnh vực sau:

- Đưa ra và thực hiện các sáng kiến mới về việc đảm bảo nhân quyền, thúc đẩy các sáng kiến đó được thực hiện ở các cấp cao hơn và nhân rộng ở các vùng khác nhau. Một số sáng kiến này có thể đã được thử nghiệm hoặc thực hiện ở nơi khác và được phổ biến, chia sẻ như là những kinh nghiệm quốc tế;

- Trực tiếp triển khai các chương trình phát triển, hiện thực hóa việc đảm bảo quyền con người trên thực tế. Đặc biệt, NGO có tác động mạnh mẽ và đóng góp to lớn trong việc cung cấp các dịch vụ y tế và giáo dục ở nhiều nước, góp phần hiện thực hóa các quyền về giáo dục và y tế cho người nghèo và các đối tượng yếu thế trong xã hội;

- Thực hiện chức năng giáo dục và vận động chính sách về nhân quyền. Thông qua các hình thức đào tạo, tập huấn, hội thảo, tuyên truyền dưới nhiều dạng khác nhau, NGO giúp nâng cao nhận thức, mở mang kiến thức về nhân quyền cho các đối tượng yếu thế trong xã hội, các cán bộ thực thi pháp luật về nhân quyền; thực hiện vận động hành lang, vận động chính sách, đưa các tiêu chuẩn luật nhân quyền quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia và thúc đẩy việc thực thi các quy định pháp luật trên thực tế;

21

- Tham gia giám sát tình hình nhân quyền ở quốc gia và việc thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia theo luật nhân quyền quốc tế. Việc NGO tham gia giám sát các chương trình của chính phủ buộc chính phủ phải nâng cao trách nhiệm giải trình.NGO đại diện cho tiếng nói của các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, hầu hết các chương trình hoạt động của NGO ở cấp quốc gia và cấp địa phương đều có cách tiếp cận dựa trên quyền và với sự tham gia của người dân. Tham gia giám sát các chương trình của chính phủ, NGO có khả năng phát hiện những sai phạm hoặc thiếu sót trong quá trình thực hiện, tăng khả năng thông tin cho các đối tượng hưởng lợi và công luận nói chung, vì thế, các cán bộ chính phủ tham gia thực hiện chương trình sẽ phải có ý thức trách nhiệm hơn trong công tác, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình;

- Thu thập thông tin về tình hình vi phạm các quyền và tự do của con người. Nguồn thông tin có thể là từ các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền và gia đình họ, các nhân chứng, các NGO khác, báo chí, hay thông qua xem xét thương tích hoặc các bằng chứng thực tế khác, quan sát các phiên tòa, các cuộc biểu tình... Bằng việc thu thập và truyền bá thông tin về vấn đề nhân quyền, NGO lôi kéo sự chú ý của công luận, chính phủ và các chủ thể khác về những vấn đề đang tồn tại và những mối quan tâm của các đối tượng dễ bị tổn thương. Thông tin của các NGO là nguồn quan trọng cho hoạt động của các cơ chế nhân quyền quốc gia, khu vực và quốc tế;

- Gây ảnh hưởng đến công tác lập pháp và thay đổi các tiến trình chính sách.„Thông tin mà các NGO thu thập, kiểm chứng và truyền bá là vũ khí chính của họ trong việc vận động các chính phủ thay đổi chính sách‟ [57, tr.6]. NGO vận động các chính khách ra quyết định theo hướng bảo vệ nhân quyền hiệu quả hơn, tham gia các quá trình đàm phán và tham vấn chính sách, tham gia vận động các cơ quan chính phủ quốc tế và khu vực có hành động đối với quốc gia vi phạm nhân quyền;

- NGO có thể là một đối tác quan trọng và tích cực đối với cơ quan nhân quyền quốc gia thông qua việc hợp tác cung cấp thông tin về các vụ vi phạm nhân quyền, tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến quyền con người cho các đối tượng khác nhau trong xã hội...

22

- Đặc biệt, NGO có thể nộp báo cáo bóng (shadow report) cho các cơ quan LHQ bên cạnh các báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ tình hình thực hiện nhân quyền trong nước (UPR), báo cáo về tình hình thực hiện các công ước mà quốc gia đã ký kết hoặc tham gia (như CRC, CEDAW...). Đây cũng là một áp lực buộc chính phủ các quốc gia phải chuẩn bị báo cáo và bảo vệ báo cáo của mình một cách nghiêm túc, có trách nhiệm hơn trước người dân và cộng đồng quốc tế.

Một phần của tài liệu Tổ chức phi chính phủ nước ngoài và vấn đề bảo đảm quyền con người ở Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)