Phương pháp định lượng

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Xác định thành phần tính chất nước thải sản xuất tinh bột mì.-Xử lý cianua trong nước thải tinh bột sắn (Trang 27)

C 10H17NO6 +H 2O 6H12O6 + H 3 O H 3+ HN

2.Phương pháp định lượng

Để xác định lượng xyanua trong nguồn nước, đất ta dùng phương pháp đơn giản và dễ thực hiện nhất là chuẩn độ thể tích. Để chuẩn độ thể tích xyanua dùng phương pháp chuẩn độ iot hoặc chuẩn độ bạc.

2.1. Phương pháp chuẩn độ iot

Phản ứng chuẩn độ

CN - + I2 + H2O CNO- + 2I - + 2H+ Khi hết CN - thì I2 + tinh bột màu xanh

Trung hoà dung dịch chứa CN - bằng natri hydrocacbonat bão hoà, tốt nhất là dùng thẳng vài gam NaHCO3 bột, chuẩn độ dung dịch bằng dung dịch I2 0,1 N cho tới khi xuất hiện màu xanh của chỉ thị hệ tinh bột với I2.

1ml dung dịch I2 0,1 N tương đương với 0,00135g HCN

2.2. Phương pháp chuẩn độ bạc nitrat

Phản ứng chuẩn độ

2CN - + Ag+ [Ag (CN)2] - Điểm cuối chuẩn độ xuất hiện kết tủa do

[Ag (CN)2] - + Ag+ 2AgCN

Kiềm hoá dung dịch định phân có chứa CN - bằng vài gam NaHCO3 bột, sau đó thêm vài giọt NaCl làm tăng độ chỉ thị và chuẩn độ bằng bạc nitrat cho tới khi xuất hiện kết tủa không tan màu trắng đục.

1 ml dung dịch AgNO3 0,1N tương đương với 0,0054g HCN

III.CÔNG NGHỆ XỬ LÝ XYANUA

1.Lựa chọn bể Acid hoá để xử lý nước xianua Cơ sở lựa chọn bể Acid hóa để xử lý CN-

Trong nước thải khoai mì, CN- tồn tại dưới dạng linamarin, dưới tác dụng của enzim trong môi trường acid, lianamarin bị phân hủy tạo thành glucose, aceton và acid cyanhydric theo phản ứng:

Hình : quá trình phân hủy CN từ finamamin

Trong điều kiện tự nhiên, lianamarin dưới tác dụng của enzim sẽ chuyển hóa theo cơ chế:

CN- + 1/2 O2 + enzyme  CNO-

CNO- + H2O  NH3 + CO2

Hoặc:

HCN + 2H2O  NH4COOH

Để hệ thống đạt được hiệu quả xử lý cao cần chú trọng đến giai đoạn khử CN trước. Trong điều kiện tự nhiên , CN cũng có thể tự phân hủy nhưng không triệt để và đòi hỏi khoảng thời gian phân hủy khá dài (sau 5-7 ngày khoảng 30% CN bị phân hủy).

CN- là độc đối với sinh vật, nếu nồng độ CN- trong nước thải cao sẽ ảnh hưởng tiêu

cực tới hiệu quả xử lý của các công trình xử lý sinh học do đó trước khi đi vào công trình

xử lý, nước thải phải được khử CN-. Đặc điểm nước thải tổng hợp nhà máy có giá trị pH

thấp việc khử CN- hòan tòan có thể khả thi trong bể axit hóa. Theo nghiên cứu của phòng

thí nghiệm Khoa Môi Trường, tại bể acid hóa hàm lượng CN- được khử nhanh hơn tự

nhiên rất nhiều, phần lớn các hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong nước thải tinh bột mì tồn tại dưới dạng đường, tinh bột, protein, lipid, limarin … bị thủy phân thành các hợp

chất đơn giản, HCN, các acid béo, các hợp chất acetate… Khả năng phân hủy CN- tại bể axit được biểu diễn trong hình sau.

Hình: Đồ thị biểu diễn khả năng phân hủy CN- tại bể acid hóa

(Khoa môi trường – ĐH Bách Khoa Tp.HCM) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình : Đồ thị biểu diễn khả năng phân hủy CN tại bể acid hóa

Tại bể acid hóa hàm lượng SS và COD được xử lý khá cao (10 – 30% COD được xử

lý). Để hệ thống hoạt động có hiệu quả cần thiết kế bể acid hóa để xử lý triệt để CN- và

giảm tải trọng cho các công trình xử lý sau.

Một phần của tài liệu BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP-Xác định thành phần tính chất nước thải sản xuất tinh bột mì.-Xử lý cianua trong nước thải tinh bột sắn (Trang 27)