Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của thỏ mắc bệnh cầu trùng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu trùng ở thỏ trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 61)

- Tình trạng vệ sinh thú y kém: đáy lồng chuồng ẩm thấp, không có rãnh thoát nước tiểu, phân, không cọ rửa chuồng và dọn phân, có hiện tượng tồ n phân

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.4.1. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của thỏ mắc bệnh cầu trùng.

Triệu chứng lâm sàng là những dấu hiệu của các quá trình biến đổi bệnh lý ở

các cơ quan tổ chức được biểu hiện ra bên ngoài, bằng các phương pháp khám lâm sàng có thể dễ dàng nhận biết được. Những triệu chứng lâm sàng có ý nghĩa rất lớn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 trong thực hành lâm sàng thú y. Nó giúp cho việc phát hiện ra các cá thểđang mắc bệnh trong đàn hoặc tìm ra các cơ quan, tổ chức đang mắc bệnh trong cơ thể một cách nhanh chóng.

Xác định triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng rất quan trọng, nó giúp cho việc chẩn đoán phân biệt với các bệnh có biểu hiện tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng khác được dễ dàng hơn.

Căn cứ vào kết quả xét nghiệm phân và khám lâm sàng bằng phương pháp thường quy, chúng tôi thấy thỏ dưới 3 tháng tuổi nhiễm bệnh nhiều và biểu hiện triệu chứng lâm sàng rõ nhất. Vì vậy, để tiện cho việc theo dõi chúng tôi đã chọn lựa thỏở lứa tuổi dưới 3 tháng tuổi để theo dõi. Sau khi tiến hành quan sát, theo dõi tổng số 65 thỏ nhiễm cầu trùng nhiễm bệnh tự nhiên. Kết quả tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng của thỏ nhiễm cầu trùng được trình bày ở bảng 3.18.

Bảng 3.18. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng của thỏ nhiễm cầu trùng Triệu chứng Thỏ nhiễm bệnh tự nhiên (n=65) Số thỏ có biểu hiện (con) Tỷ lệ (%) Ủ rũ hay nằm một chỗ 33 50,77 Giảm ăn, xù lông, da khô 60 92,31 Giảm tăng trọng 52 80,00 Ỉa chảy 39 60,00 Chướng bụng, đầy hơi 14 21,54 Co giật, vẹo đầu 7 10,77 Qua kết quả ở bảng 3.18 chúng tôi thấy thỏ mắc cầu trùng đều thấy xuất hiện các triệu chứng ủ rũ, giảm ăn, hay nằm một chỗ, da khô, lông xù, gầy còm tăng trọng kém, tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, co giật, vẹo đầu. Trong đó, triệu chứng giảm ăn, xù lông, da khô là điển hình và hay gặp nhất (92,31%), sau đó là giảm tăng trọng (80%), ỉa chảy (60%), triệu chứng ít gặp nhất là co giật, vẹo đầu (10,77%).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55 Thỏ giai đoạn 1- 3 tháng tuổi nhiễm cầu trùng với tỷ lệ khá cao và mức độ

nhiễm nặng. Mức độ của các triệu chứng lâm sàng phụ thuộc vào loài cầu trùng và sức chống đỡ của cơ thể thỏ. Có một số trường hợp kết quả kiểm tra phân cho thấy, thỏ nhiễm cầu trùng ở mức độ nặng nhưng triệu chứng lâm sàng thể hiện không rõ rệt. Đó là những trường hợp của một số thỏ 3 tháng tuổi sức đề kháng tốt làm cho cầu trùng không gây tác hại đối với thỏ.

Ngược lại có những trường hợp kết quả kiểm tra phân cho thấy thỏ chỉ

nhiễm ở mức độ trung bình nhưng đã xuất hiện một số biểu hiện lâm sàng của bệnh cầu trùng. Đó là những thỏ sau cai sữa (>1 tháng tuổi), thỏ thiếu thức ăn, việc chăm sóc, nuôi dưỡng kém, sức đề kháng giảm từđó tạo điều kiện để cầu trùng gây bệnh

đối với cơ thể.

Tác giả Phạm Sỹ Lăng và Tô Long Thành (2006) cho biết: Thỏ mắc bệnh cầu trùng bụng to dần lên, thỏ gầy dạc do suy nhược và thiếu máu, lông xơ xác, niêm mạc nhợt nhạt.

Theo Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang và Nguyễn Quang Tuyên (1999) thỏ mắc bệnh thường nằm lì, ít vận động, giai đoạn cuối có biểu hiện thần kinh, 4 chân run giật, đầu vẹo, quay về phía sau, triệu chứng này kéo dài cho đến khi nó chết.

Triệu chứng lâm sàng của thỏ tại 3 huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Giang về cơ

bản cũng thể hiện như những triệu chứng lâm sàng mà các tác giả trên đã mô tả.

Tuy nhiên những biểu hiện triệu chứng nói trên cũng là những biểu hiện triệu chứng chung của nhiều bệnh khác. Vì vậy nếu chỉ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng thì việc chẩn đoán sẽ rất khó khăn, kết quả chẩn đoán không chính xác dẫn

đến việc điều trị không có hiệu quả.

Theo chúng tôi ở những cơ sơ nuôi thỏ tập trung hoặc những hộ chăn nuôi quy mô lớn để chẩn đoán chính xác bệnh cầu trùng nên lấy mẫu phân để gửi xét nghiệm, chẩn đoán. Ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không có điều kiện chẩn đoán bằng xét nghiệm thì việc xác định bệnh dựa vào những triệu chứng lâm sàng kết hợp với đặc điểm dịch tễ học của bệnh, cũng có thể chẩn đoán bằng điều trị thăm dò để xác định bệnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của bệnh cầu trùng ở thỏ trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)