- Tình trạng vệ sinh thú y kém: đáy lồng chuồng ẩm thấp, không có rãnh thoát nước tiểu, phân, không cọ rửa chuồng và dọn phân, có hiện tượng tồ n phân
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3.1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu hệ hồng cầu.
Chúng tôi tiến hành lấy máu tĩnh mạch tai thỏđã được xét nghiệm (thỏ cùng lưa tuổi) cho vào ống chống đông EDTA, bảo quản trong bình lạnh và tiến hành
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48 chạy máy đếm số lượng hồng cầu và bạch cầu tựđộng. Chúng tôi thu được kết quả
như sau: Bảng 3.12. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hệ hồng cầu ở thỏ bị bệnh cầu trùng và thỏđối chứng. STT Chỉ tiêu Thỏ bệnh (n=10) X ± mx Thỏđối chứng (n=10) X ± mx P 1 Số lượng hồng cầu (triệu/µl) 4,02 0,05 4,92 0,08 < 0,05 2 Hàm lượng Hb (g/l) 837,30 20,61 1032,10 21,48 < 0,05 3 Tỷ khối huyết cầu (%) 28,60 1,08 32,10 0,57 < 0,05 4 Thể tích bình quân hồng cầu (fl) 70,97 2,12 65,25 1,08 < 0,05 5 Lượng huyết sắc tố bình quân trong một hồng cầu (pg) 20,78 0,03 20,97 0,35 > 0,05
Qua bảng 3.12 cho thấy số lượng hồng cầu trung bình của thỏ khỏe là 4.92 ± 0.08. Số lượng hồng cầu, hàm lượng haemoglobin, tỷ khối huyết cầu của thỏ bệnh cầu trùng giảm dần so với thỏ khỏe. Bảng 3.13. So sánh số lượng hồng cầu của thỏ bị bệnh cầu trùng và thỏđối chứng Thỏ bệnh Thỏđối chứng Trung bình 4,02 0,05 4,92 0,08 Phương sai 0,02 0,04 Dung lượng mẫu 10 10 Pvalue 0,004
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49 Ta có: Pvalue=0,000 < 0,05 nên bác bỏ H0, chấp nhận H1: Trung bình hồng cầu thỏ bệnh cao hơn thỏ khỏe hay nói cách khác khi thỏ mắc bệnh cầu trùng thì lượng hồng cầu giảm đi so với thỏ khỏe. Khi thỏ mắc bệnh số lượng hồng cầu giảm xuống 4,02 ± 0,05 triệu/µl, dao động trong khoảng 3,97 – 4,07 triệu/µl.
Theo chúng tôi lượng hồng cầu giảm mạnh có thể do: cầu trùng trong quá trình ký sinh chúng phá hủy các tế bào biểu mô ruột, gây hiên tượng viêm nhiễm
ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng. Do vậy sẽ thiếu nguyên liệu cho quá trình tạo hồng cầu. Mặt khác trong cơ chế tác động chúng còn phá vỡ các mao mạch xung quanh gây ra hiện tượng xuất huyết lan tràn. Đây chính là nguyên nhân làm cho số lượng hồng cầu trong máu giảm xuống (Kolapxki N.A. và cộng sự, 1980), khi xét nghiệm máu của thỏ mắc bệnh cầu trùng cho biết: Khi thỏ bị bệnh lượng hồng cầu và hemoglobin giảm, con vật bị thiếu máu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp nhận xét này.
Số lượng hồng cầu tỷ lệ thuận với hàm lượng huyết sắc tố. Vì vậy, số lượng hồng cầu giảm thì huyết sắc tố cũng giảm.
Bảng 3.14. So sánh giá trị trung bình hàm lượng Hemoglobin (g/l) của thỏ bị
bệnh cầu trùng và thỏđối chứng Thỏ bệnh Thỏđối chứng Trung bình 837,30 1032,10 Phương sai 3981,7 5543,7 Dung lượng mẫu 10 10 Pvalue 0,000
Ta có Pvalue = 0,000 < 0,05 nên bác bỏ H0 chấp nhận H1: Trung bình hàm lượng Hb của thỏ bệnh giảm đi so với thỏ khỏe. Điều này chứng tỏ hiện tượng gây viêm xuất huyết của cầu trùng làm giản số lượng hồng cầu cũng làm giảm hàm lượng Hemoglobin. A.F Mandruxop (1967) nghiên cứu hàm lượng Hemoglobin trong máu thỏ mắc cầu trùng kết luận: Khi thỏ nhiễm cầu trùng hemoglobin giảm từ
12% xuống 8% (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 2008). Lê Văn Năm (2006) cho biết: Khi thỏ mắc bệnh cầu trùng số lượng hồng cầu và Hemoglobin trong máu đều giảm xuống rõ rệt. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với các kết luận trên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 Tương tự khi so sánh các chỉ tiêu tỷ khối huyết cầu, thể tích bình quân hồng cầu, lượng huyết sắc tố bình quân trong một hồng cầu, ta thấy:
Tỷ khối huyết cầu (Hematocrit) là tỷ lệ phần trăm khối lượng hồng cầu trong một thể tích máu nhất định, đơn vị tính là %. Tỷ khối hồng cầu có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó việc xác định tỷ khối hồng cầu có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán. Trung bình tỷ khối huyết cầu thỏ bệnh thấp hơn so với thỏ khỏe, hay khi mắc bệnh thì tỷ khối huyết cầu giảm.
Theo Kolapxki. N.A, Paskin. P.I (1980), tỷ khối huyết cầu của thỏ dao động 25–40%. Theo William R.B (1997), tỷ khối hồng cầu của thỏ dao động trong khoảng 25 – 45%.
Như vậy kết quả khảo sát của chúng tôi nằm trong khoảng dao động chung. Thể tích bình quân của hồng cầu (Vbq ) là thể tích bình quân của mỗi hồng cầu, có đơn vị là µm3 và được tính theo công thức:
Tỷ khối hồng cầu x 10 Vbq =
Số triệu hồng cầu mm3
Khi thỏ bệnh thể tích bình quân của hồng cầu là 70,97 ± 2,12 µm3, ở thỏđối chứng là 65,25 ± 1,08 µm3. Như vậy thể tích hồng cầu của thỏ bệnh lớn hơn thỏ đối chứng. Bởi cầu trùng ký sinh trong đường tiêu hóa đã gây hiện tượng viêm ruột dẫn đến tiêu chảy. Khi cơ thể mất nước máu đặc lại. Trong tình hình đó, áp suất thẩm thấu trong tế bào hồng cầu tương đối thấp hơn bên ngoài, nước trong tế bào di chuyển ra ngoài làm cho tế bào hồng cầu nhỏ lại.
Bảng 3.15. So sánh giá trị trung bình lượng huyết sắc tố bình quân trong một hồng cầu ở thỏ bị bệnh cầu trùng và thỏđối chứng. Thỏ bệnh Thỏđối chứng Trung bình 20,78 20,97 Phương sai 0,98 1,24 Dung lượng mẫu 10 10 Pvalue 0,708
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51 Ta có: Pvalue = 0,708 > 0,05 nên bác bỏ H1 chấp nhận H0: Trung bình nồng
độ huyết sắc tố bình quân thỏ bệnh bằng nồng độ huyết sắc tố của thỏ khỏe hay khi thỏ mắc bệnh thì nồng độ huyết sắc tố bình quân thay đổi không đáng kể so với thỏ đối chứng.
Lượng huyết sắc tố bình quân trong một hồng cầu là (pg) đó chính là Haemoglobin chứa trong một hồng cầu, công thức tính:
Lượng HSTBQ (pg) =
Sau khi kiểm tra các chỉ tiêu hồng cầu và chỉ tiêu về Hemoglobin ở thỏ bệnh, chúng tôi thấy: Khi thỏ mắc bệnh cầu trùng số lượng hồng cầu giảm, hàm lượng Hb và tỷ khối huyết cầu đều giảm so với thỏ khỏe mạnh.