2.1. Đối tượng nghiên cứu
Thỏ mắc bệnh cầu trùng và bình thường ở các lứa tuổi nuôi tại các hộ gia
đình thuộc 3 huyện thuộc tỉnh Bắc giang (TP. Bắc Giang, huyện Việt Yên và huyện Lục Nam).
2.2. Địa điểm nghiên cứu
* Địa điểm lấy mẫu: Chúng tôi lựa chọn 3 huyện thuộc tỉnh Bắc Giang TP. Bắc Giang, huyện Việt Yên và huyện Lục Nam).
Theo số liệu thống kê của Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang đến tháng 12 năm 20011 tổng đàn thỏ của tỉnh là 7.580 con, trong đó: Huyện Việt Yên 1.305 con; Huyện Lục Nam 649 con, TP. Bắc Giang có 750 con (tổng đàn của 3 huyện, thành là 2.704/ 7580 con, chiếm tỷ lệ 35,67% tổng
đàn).
Bắc Giang là tỉnh miền núi bao gồm các địa phương mang đặc điểm của khu vục thành phố, khu vực trung du, miền núi. Ba huyện mà chúng tôi lựa chon
đã đại diện cho các khu vực sinh thái khác nhau của tỉnh Bắc Giang. * Địa điểm xét nghiệm mẫu:
- Phòng thí nghiệm bộ môn bệnh lý, khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
- Phòng thí nghiệm khoa Chăn nuôi – Thú y, trường Đại học Nông lâm Bắc Giang.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình nhiễm cầu trùng trên 2 giống thỏ Nội và thỏ New Zealand tại một số huyện của tỉnh Bắc Giang. Xác định tỷ lệ nhiễm và cường độ
nhiễm cầu trùng theo lứa tuổi, theo mùa vụ, tình trạng vệ sinh thú y và trạng thái phân của thỏ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 + Định loài cầu trùng ký sinh ở thỏ, xác định thời gian sinh bào tử.
+ Xác định vị trí ký sinh của loài cầu trùng thỏ, xác định tỷ lệ nhiễm các loài cầu trùng đã định loài.
- Triệu chứng lâm sàng của thỏ nhiễm cầu trùng ở các lứa tuổi trên. - Bệnh tích đại thể, bệnh tích vi thể của bệnh cầu trùng.
- Khảo sát một số chỉ tiêu huyết học cơ bản của thỏ bệnh.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp lấy mẫu
- Mẫu phân: Lấy mẫu phân mới thải của thỏ mắc bệnh cầu trùng và bình thường ở các lứa tuổi tại một số huyện thuộc tỉnh Bắc Giang. Mẫu phân đảm bảo từ
10-20 gam/mẫu. Để riêng mỗi mẫu vào túi nilon nhỏ, mỗi mẫu đều có nhãn ghi rõ: tuổi thỏ, địa điểm, tình trạng vệ sinh thú y, trạng thái phân, thời gian lấy mẫu.
- Mẫu bệnh phẩm: Lấy những đoạn ruột non, ruột già, gan… có biểu hiện bệnh tích điển hình của thỏ bị bệnh cầu trùng.
2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu
*Phương pháp xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng thỏ
Chúng tôi sử dụng phương pháp Fulleborn để xét nghiệm mẫu phân thỏ, xác
định tỷ lệ nhiễm Oocyst cầu trùng.
Phương pháp Fulleborn: Sử dụng dung dịch nước muối NaCl bão hoà để
xét nghiệm phân, tìm Oocyst cầu trùng dưới kính hiển vi quang học ởđộ phóng đại 100 lần (Phạm Văn Khuê và cs, (1996))
* Phương pháp xác định cường độ nhiễm cầu trùng:
Xác định số lượng nang trứng cầu trùng trong 1 gam phân bằng buồng đếm Mc. Master.
- Cân 3 gam phân cho vào lọ thủy tinh. - Cho nước muối bão hòa tới vạch 45 ml. - Lắc và trộn đều cho phân tan hết. - Lọc qua lưới lọc.
- Trộn đều và hút dung dịch cho lên 2 buồng đếm.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 Cách tính:
+ Thể tích mỗi buồng đếm là 0,15 ml + Gọi số noãn nang đếm được là A
+ Số noãn nang trong tổng số 45ml là: 45 × A 0,15 + Số noãn nang có trong 1gam phân là: 45 × A 0,15 × 3
Phương pháp Mc. Master dùng để xác định cường độ nhiễm noãn nang cầu trùng.
Đếm số Oocyst cầu trùng trong 1g phân bằng buồng đếm Mc. Master và quy
định theo các cường độ: nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Cường độ nhiễm được quy định như sau:
≤ 5.000 Oocyst/ gam phân: cường độ nhiễm nhẹ (+).
> 5.000 - 10.000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm trung bình (++). > 10.000 - 15.000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm nặng (+++). > 15.000 Oocyst/gam phân: cường độ nhiễm rất nặng (++++).
* Phương pháp định loài cầu trùng
Việc định loài cầu trùng dựa vào kích thước, hình thái, cấu tạo của Oocyst cầu trùng theo khoá định loài của Kolapxki N.A, P.I. Paskin (1980).
* Phương pháp xác định thời gian hình thành Oocyst của cầu trùng
Để xác định thời gian hình thành bào tử của Oocyst cầu trùng chúng tôi thu nhận Oocyst cầu trùng bằng cách lấy những mẫu phân thỏ nhiễm cầu trùng nặng, tiến hành phương pháp Darling. Sau lần ly tâm thứ hai, vớt Oocyst cầu trùng ở
phía trên cho vào ống ly tâm đã có sẵn nước lã, tiếp tục quay ly tâm rồi gạn nước
ở phía trên, thu Oocyst cầu trùng ở đáy ống ly tâm. Nuôi cấy Oocyst cầu trùng trong dung dịch Bichromat kali 2,5% để theo dõi thời gian phát triển thành
Oocyst có sức gây bệnh.
* Phân chia lứa tuổi thỏ.
Tuổi thỏ nghiên cứu được phân ra theo 6 lứa tuổi: - Thỏ 1 tháng tuổi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 - Thỏ 2 tháng tuổi. - Thỏ 3 tháng tuổi. - Thỏ 4 tháng tuổi. - Thỏ từ 5 - 12 tháng tuổi. - Thỏ > 12 tháng tuổi.
* Tình trạng vệ sinh thú y trong chăn nuôi thỏ
Tình trạng vệ sinh thú y được đánh giá theo 3 mức độ:
- Tình trạng vệ sinh thú y tốt: chuồng trại cao ráo, thoáng mát, sạch sẽ. Đáy lồng chuồng phải nhẵn, phẳng, có khe hở, rãnh thoát phân nước tiểu dễ dàng, ít lồng chuồng phải nhẵn, phẳng, có khe hở, rãnh thoát phân nước tiểu dễ dàng, ít thấm nước và tháo ra lắp vào được. Chuồng được cọ rửa và dọn phân thường xuyên, không có hiện tượng tồn phân quá 1 ngày. Thức ăn, nước uống đảm bảo đủ
và sạch sẽ, máng ăn, máng uống phải thường xuyên cọ rửa. Rau xanh được rửa sạch, để khô trước khi cho thỏăn. Định kỳ khử trùng tiêu độc chuồng trại, dụng cụ
chăn nuôi.
- Tình trạng vệ sinh thú y trung bình: lồng chuồng được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như gỗ, sắt… song không thường xuyên dọn phân, có hiện tượng tồn phân quá 2 ngày trong chuồng. Mỗi tuần cọ rửa máng ăn, máng uống 1-2 lần.
- Tình trạng vệ sinh thú y kém: đáy lồng chuồng ẩm thấp, không có rãnh thoát nước tiểu, phân, không cọ rửa chuồng và dọn phân, có hiện tượng tồn phân