nghiên cứu thị trường, ngoài ra còn có danh bạ các công cụ tìm kiếm theo chủ đề, điều kiện địa lý v.v…
- Danh bạ các cơ sở dữ liệu về thương mại: gồm các cơ sở dữ liệu có thể truy cập qua mạng hoặc thông qua những hình thức khác như đĩa CD- ROM, được sắp xếp theo vần alphabet, vị trí địa lý và loại thông tin
- Các tổ chức xúc tiến thương mại: Giới thiệu tóm tắt và có liên kết tới các tổ chức xúc tiến thương mại (TPO) của các nước, sắp xếp theo nước, các
tổ chức xúc tiến thương mại toàn cầu và khu vực được sắp xếp theo vần alphabet.
- Danh bạ các công ty giám định: được sắp xếp theo vần alphabet theo nước, có thông tin về các dịch vụ và sản phẩm.
- E-commerce Portals: các portal quốc tế và khu vực sắp xếp theo loại dịch vụ, sản phẩm, nước và khu vực.
7.3 Các nguồn thông tin của doanh nghiệp
Thông tin được sử dụng trong các doanh nghiệp được thu thập từ hai nguồn chủ yếu: nguồn thông tin bên ngoài và nguồn thông tin bên trong.
- Nguồn thông tin bên ngoài:
+ Các cơ quan hành chính: Một tổ chức trong một quốc gia phải chịu sự quản lý của nhà nước. Mọi thông tin mang tính định hướng của nhà nước và cấp trên đối với một tổ chức như luật thuế, luật môi trường, quy chế bảo hộ v.v… là những thông tin mà bất kỳ một tổ chức nào cũng phải lưu trữ và sử dụng thường xuyên.
+ Khách hàng: Trong nền kinh tế thị trường thì thông tin về khách hàng là vô cùng quan trọng. Việc tổ chức thu thập, lưu trữ và khai thác thông tin về khách hàng như thế nào là một trong những nhiệm vụ lớn của một doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cạnh tranh: Biết về đối thủ cạnh tranh trực tiếp công việc hàng ngày của các doanh nghiệp hiện nay.
- Doanh nghiệp sẽ cạnh tranh: Muốn doanh nghiệp tồn tại trong thời gian dài, nhà quản lý cần phải có những thông tin về đối thủ sẽ xuất hiện trong tương lai – các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh.
- Các đối tác, nhà cung cấp: Thông tin về các đối tác, nhà cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định được kế sách phát triển cũng như sự kiểm soát tốt chi phí và chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình.