4. KHẢO SÁT HỆ THỐNG LÁI XE FORD ESCAPE
4.3 Kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ thống lái xe Ford Escape
4.3.1 Vô lăng ( tay lái )
Vô lăng lái có dạng kết cấu như hình vẽ 4.2
Hình 4.2 Kết cấu vô lăng
Vô lăng lái của xe Ford Escape có dạng hình tròn, có nan hoa bố trí không đối xứng với số lượng 4. Ở tâm giữa của vô lăng có lỗ trống dạng hình côn để láp ghép với trục lái và được hãm với trục lái bằng êcu.
Bên trong vành lái có lõi thép, ở ngoài đúc bằng nhựa, ở phía dưới vô lăng có lượn sóng điều nhau để dể cầm và tránh tình trạng người lái bị tuột tay khi quay vòng.
Đường kính vô lăng 16 inches ( thông số tìm trên mạng ); bán kính của vô lăng lái Rvl = 203 mm. Vô lăng lái dùng để truyền mô men quay do người lái tác dụng lên để truyền đến trục lái.
4.3.2 Trục lái
Trục lái của xe Ford Escape là trục đặc một đầu nối với vô lăng, đầu kia nối trục của cơ cấu lái thông qua khớp nối các đăng. Trục lái được đặt nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang một góc 300
4.3.3 Cơ cấu lái bánh răng – thanh răng
Cơ cấu lái bánh răng thanh răng như hình vẽ 4.4
Hình 4.4 Cấu tạo cơ cấu lái bánh răng thanh răng 1. Chụp buị; 2. Vỏ cơ cấu lái; 3. Thanh răng; 4. Bánh răng
Nguyên lý hoạt động của cơ cấu lái bánh răng – thanh răng gồm hai tay đòn điều khiển khớp chuyển hướng, hai nửa thanh kéo ngang, hộp lái chứa bánh răng – thanh răng. Khi quay vành lái ( sang trái hay sang phải ) làm quay bánh răng, dẫn đến thanh răng di chuyển sang ngang bên trái hay bên phải. Qua hai nửa thanh kéo làm quay cánh tay đòn điều khiển trục của khớp chuyển hướng làm cho các bánh trước được quay vòng
4.3.4 Dẫn động lái
Gồm thanh kéo và cần chuyển hướng Thanh kéo có kết cấu như hình 4.5
Hình 4.5 Thanh kéo
Hệ thống lái gồm hai thanh kéo; thanh kéo được liên kết với khâu nối trong của thanh răng; một đầu còn lại liên kết với đầu thanh kéo nối với đòn ngang và khớp cầu
Cần chuyển hướng và khớp cầu như hình 4.6
4.3.5 Cường hoá lái
4.3.5.1 Sơ đồ cường hoá lái của xe Ford Escape Cường hoá lái xe Ford Escape gồm 3 bộ phận:
+ Nguồn cung cấp: là bơm thuỷ lực do động cơ dẩn động quay thông qua truyền động đai.
+ Bộ phận phân phối: để điều chỉnh năng lượng cung cấp đến cơ cấu thực hiện và tỉ lệ với lực quay vòng đặt trên vành tay lái.
Hình 4.7 Sơ đồ cường hoá lái của xe Ford Escape
1. Bình chứa dầu; 2. Đường dầu đến bơm; 3. Bơm dầu; 4.Đường dầu đến bộ phận phân phối; 5. Cơ cấu lái; 6. Đường ống dầu đến xy lanh lực; 7. Van phân phối 8.
Đường dầu về van phân phối; 9. Đường hồi dầu
+ Cơ cấu thực hiện: là xi lanh lực biến áp suất chất lỏng thành lực bổ sung tác dụng lên truyền động lái.
4.3.5.2 Nguyên lý làm việc của cường hoá lái xe Ford Escape
Hình 4.8
Nguyên lý hoạt động của đường dầu khi tay lái ở vị trí trung gian
Nguyên lý hoạt động của đường dầu từ VPP đến XLL chỉ ra trên hình vẽ 4.8 Khi xe đi thẳng, vành tay lái ở vị trí trung gian: Cụm van xoay nằm ở vị trí như hình vẽ. Chất lỏng từ bơm đến, chạy vào trong lõi và trở về bình chứa. Aùp suất chất lỏng ở buồng A và buồng B như nhau, thanh răng giữ nguyên vị trí ứng với xe đi thẳng. Trong trường hợp này các va đập truyền từ bánh xe được giảm bớt nhờ chất lỏng ở áp suất cao.
Khi xe quay vòng bên phải, vành lái di chuyển tạo ra khả năng quay cụm van tương đối. Chất lỏng từ bơm đến chuyển tới buồng A. chất lỏng có áp suất cao đẩy piston di chuyển, dầu từ buồng B về VPP và trở về bình dầu như hình 4.9
Hình 4.9
Tương tự khi quay vô lăng sang trái ta có sơ đồ như hình vẽ 4.10
Hình 4.10 Hoạt động của đường dầu khi xe sang trái