Tăng cường tìm hiểu xu thế phát triển truyền thông thế giới, tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm phát triển kinh tế truyền thông truyền

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN KINH TẾ HỌC TRUYỀN THÔNG TRONG MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM (Trang 46)

- Truyềnhình trong nước:

3.4.4. Tăng cường tìm hiểu xu thế phát triển truyền thông thế giới, tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm phát triển kinh tế truyền thông truyền

hình trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Tiến tới một nền truyền thông hiện đại - đây được coi là mục tiêu và chiến lược hành động quan trọng, để làm được điều đó, bản thân từng sản phẩm truyền thông phải thể hiện tính chuyên nghiệp của mình. Truyền hình Việt N am có rất nhiều chương trình cần hợp tác quốc tế để sản xuất.

Trong số đó, một số lĩnh vực cần phải hợp tác để nâng cao chât lượng chương trình là:

- Hợp tác quốc tế trong sản xuất phim truyền hình - Hợp tác quốc tế trong sản xuất các showgames - Hợp tác quốc tế trong sản xuất các phim quảng cáo.

Thông qua các hợp tác này, nguồn nhân lực của truyền hình Việt Nam sẽ được nâng cao và từ đó sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của truyền hình Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ mục đích của bài viết là nghiên cứu những xu hướng quan trọng nhất trong sự phát triển truyền hình từ góc độ kinh tế học truyền thông trong thời gian tới, tác giả hi vọng sẽ là những đóng góp nhỏ bé nhưng thiết thực với các nhà quản lý và những người đang công tác trên lĩnh vực truyền hình, đặc biệt là với những ai quan tâm tới lĩnh vực còn mới mẻ: kinh tế truyền hình. Truyền hình là loại sản phẩm vật chất đặc biệt. Nó không chỉ là hàng hóa thông thường mà còn là một loại sản phẩm mang tính đại chúng, tính công cộng cao. Trước yêu cầu phát triển, cần phải có một quan điểm tích cực trong triển khai các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm nguồn thu. Tuy nhiên, trước kinh doanh, các sản phẩm truyền hình phải đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí lành mạnh của công chúng. Việc xã hội hóa các hoạt động của truyền hình đã và sẽ là một khuynh hướng tất yếu trong thời gian tới. Chỉ có thể để cho công chúng ngày một tham gia nhiều hơn vào các công đoạn sản xuất của mình, và hướng hoạt động sản xuất đến phục vụ và thoả mãn nhu cầu xem của công chúng, truyền hình mới có điều kiện thuận lợi để phát triển, giữ được ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh thông tin bùng nổ hiện nay. Việc tham gia mạnh mẽ vào tiến trình xã hội hóa, tận dụng được mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư cho phát triển sẽ là cơ sở để truyền hình tiếp tục củng cố chỗ đứng của mình.

Trong tương lai, việc thúc đẩy số hóa truyền hình và phát triển những ứng dụng công nghệ cao là định hướng quan trọng và xuyên suốt của hệ thống truyền hình Việt Nam. Xu hướng cá thể hóa nội dung sẽ thực sự phát triển trong thời gian không xa. Các thể hóa mang lại cho người xem nhiều lựa chọn hơn và đi theo hướng đáp ứng những nhu cầu cụ thể rất riêng biệt của con người. Xu hướng chuyển đổi vai trò vị thế khán giả cũng là yếu tố khác biệt trong nội dung truyền hình hiện đại. Trong tương lai gần, một phần rất lớn hàm lượng nội dung chương trình truyền hình sẽ được hình thành bởi chính những người sử dụng, là khán giả truyền hình.

Sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường cũng sẽ là áp lực đào thải những doanh nghiệp "bong bóng xà phòng" và đó cũng là “cơ hội vàng” cho những doanh nghiệp biết chớp cơ hội phát triển. Một số chiến lược phát triển quan trọng của truyền hình như: chiến lược phát triển chiều ngang, chiến lược phát triển chiều dọc, chiến lược liên kết, hình thành cụm… sẽ tạo ra sự bùng nổ của thị trường. Hình thành những tổ hợp và tiến đến là những tập đoàn báo chí là con đường tất yếu của báo chí cách mạng Việt Nam. Sự cạnh tranh của các tập đoàn này sẽ khiến toàn bộ lĩnh vực truyền thông Việt Nam nói chung và lĩnh vực truyền hình nói riêng phát triển lành mạnh.

Chấm dứt phát sóng analog vào năm 2020, sắp xếp lại cơ cấu các đài truyền hình sẽ là những thách thức lớn trong sự phát triển của truyền hình Việt Nam. Quy mô và chất lượng của thị trường truyền hình Việt Nam hiện nay chưa bền vững, phát sinh yếu tố “lệ thuộc nước ngoài” hoặc “nhập siêu” sản phẩm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của hệ thống truyền hình. Xây dựng thương hiệu quốc tế với truyền hình Việt Nam là một quá trình rất lâu dài và khó khăn, xuất phát từ việc xây dựng chiến lược tổng thể, xác định đối tượng khán giả mục tiêu, loại hình nội dung thế mạnh, quy hoạch địa bàn hoạt động để định vị và xây dựng bản sắc… Xây dựng thành công những chiến lược tổng thể, lâu dài là xu thế tất yếu để ngành truyền hình Việt Nam đạt được nhiều thành tựu hơn nữa trong thời gian tới./.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN KINH TẾ HỌC TRUYỀN THÔNG TRONG MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w