Xu hướng xã hội hóa về sản xuất và quảng cáo các chương trình truyền hình

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN KINH TẾ HỌC TRUYỀN THÔNG TRONG MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM (Trang 26)

nhìn đa chiều, cần được xem xét như một xu thế phát triển của phương thức này trong tương lai.

3.1.4. Xu hướng xã hội hóa về sản xuất và quảng cáo các chươngtrình truyền hình trình truyền hình

Xã hội hóa là một thuật ngữ được sử dụng khá rộng rãi trong một vài năm gần đây ở Việt Nam. Gõ từ khóa “ xã hội hóa” trên trang tìm kiếm: http://www.google.com.vn có thể có tới 191.000 kết quả. Người ta sử dụng từ này cho rất nhiều lĩnh vực: xã hội hóa giáo dục, xã hội hóa y tế…Thuật ngữ này cũng được báo chí sử dụng rộng rãi với hàm nghĩa khác nhau.

Mỗi người đưa ra quan điểm về xã hội hóa dưới góc nhìn của mình với đối tượng xã hội hóa khác nhau. Tuy nhiên, ở đây chúng ta có thể đưa ra một cách hiểu: “Xã hội hóa là huy động nguồn lực của cả xã hội vào một lĩnh

vực, một hoạt động nào đó mà trước kia chỉ có các đơn vị Nhà nước tham gia”

Với cách hiểu như trên, xã hội hóa báo chí là huy động các nguồn lực xã hội vào hoạt động báo chí. Xã hội hóa trong lĩnh vực báo chí truyền thông là khái niệm rất rộng: bao gồm xã hội hóa sáng tạo tác phẩm báo chí, xã hội hóa công tác phát hành báo chí…Trong đó xã hội hóa sáng tạo tác phẩm báo chí hoặc xã hội hóa “làm báo” là biểu hiện tập trung quan trọng nhất

chương trình từ bên ngoài ngành truyền hình”. Trước kia, các chương trình truyền hình lên sóng đều là sản phẩm của những cán bộ, viên chức thuộc Đài truyền hình. Các chương trình đó được sản xuất với vốn, thiết bị kỹ thuật và các điều kiện khác của Đài truyền hình.

Xu hướng này đã xuất hiện ngay từ những ngày đầu truyền hình ra đời. Sau này sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Bởi một điều hiển nhiên là không ai sản xuất chương trình truyền hình để chỉ cho mình xem cả. Phải sản xuất để cho công chúng xem và phục vụ nhu cầu xem của công chúng. Nhu cầu của công chúng đòi hỏi càng cao, càng đa dạng, thì truyền hình cần phải nỗ lực nhiều hơn để thoả mãn điều ấy.

Sau gần 20 năm đổi mới, tiềm lực kinh tế đất nước đã có sự phát triển mạnh so với trước. sản xuất đã cho ra đời nhiều loại hàng hóa hơn. Từ một quốc gia không đủ ăn, sống chủ yếu nguồn viện trợ ở bên ngoài, chúng ta đã vươn lên trở thành một cường quốc trong xuất khẩu lương thực… điều kiện sống của người Việt Nam được nâng lên. Cùng với đó là những thay đổi trong nhận thức, tư duy. Công chúng giờ đây không chỉ muốn ăn ngon mặc đẹp mà còn còn nhu cầu giải trí khác. Điều này làm xuất hiện thị trường vui chơi, giải trí. Trong lĩnh vực này, truyền hình đã tỏ ra lợi thế cạnh tranh của mình. Khả năng quảng bá của màn ảnh nhỏ làm cho truyền hình trở thành là người tổ chức các cuộc thi, vui chơi giải trí mang tính toàn quốc. Các chương trình Chiếc nón kỳ diệu, Sao Mai điểm hẹn, Hãy chọn giá đúng… xuất hiện trên VTV đã trở thành những sân chơi hấp dẫn, bổ ích, với khả năng thu hút rất đông đảo khán giả.

Có thể nói, với hình ảnh và âm thanh sống động, truyền hình đã can thiệp vào thị trường giải trí và chi phối thị trường này. Chúng ta đã thấy giới bầu sô âm nhạc đã từng bị lép vế trong các cuộc chơi lớn từ khi Sao mai điểm hẹn ra đời. Và chúng ta cũng đã thấy, phải nhờ có truyền hình mà một số loại hình sân khấu truyền thống như Kịch nói, Chèo tuồng, Cải lương… lại có

thêm điều kiện đến với công chúng. Truyền hình đã và đang trở thành một rạp hát khổng lồ, đa năng, giúp cho công chúng có thể tìm thấy gần như tất cả những loại hình sân khấu, giải trí phù hợp với nhu cầu của mình; để rồi, thay vì đến các địa điểm vui chơi giải trí, công chúng có thể lựa chọn hình thức ở nhà để thực sự thư giãn đầu óc với vòng quay “Chiếc nón kỳ diệu” hay cùng hồi hộp với những người chơi trong chương trình “Hãy chọn giá đúng”…

Nhu cầu của công chúng hiện đại đã khiến cho truyền hình không chỉ là nhà cung cấp thông tin thời sự chính trị mang đậm dấu ấn của báo chí nữa, mà còn đòi hỏi truyền hình phải tích cực hơn trong xã hội hóa các loại hình chương trình phục vụ nhu cầu ngày một đa dạng, phong phú của công chúng. Tất nhiên nhu cầu của công chúng ở đây không phải là phép cộng thuần tuý nhu cầu của các cá nhân. Bởi theo nhu cầu của tất cả công chúng truyền hình dễ sa vào thoả mãn cả những nhu cầu phi văn hóa.

Trên phương diện kỹ thuật cũng đang dần thể hiện rõ xu thế hóa của truyền hình. Nhờ những tiến bộ của khoa học kỹ thuật,mà các loại thiết bị phục vụ cho sản xuất các chương trình truyền hình cũng trở nên ngày một hiện đại, tiện nghi và đặc biệt là rẻ hơn rất nhiều so với trước. Cách đây không lâu đã có một thiết bị sản xuất chương trình đúng quy chuẩn người ta phải bỏ ra ít nhất hàng trăm ngàn USD. Điều đó khiến cho khả năng được tham gia vào các hoạt động của truyền hình trở nên xa sỉ với tất cả mọi người dân. Nhưng nay nhờ có công nghệ số hóa Digital, giá thành của những chiếc máy ghi hình đã giảm hàng trăm lần so với trước. chỉ với 1.000 USD là công chúng có thể mua được một chiếc máy quay kỹ thuật số hóa và có thể bắt tay vào công đoạn đầu tiên sản xuất chương trình truyền hình. Điều này mở ra một khả năng hợp tác vô cùng rộng lớn cho cả truyền hình và công chúng. Về phía công chúng, có thể tham gia trực tiếp vào thực hiện các chương trình truyền hình. Và cũng chính điều ấy mà nội dung, hình thức thông tin của truyền hình sẽ ngày một đa dạng và mới hơn.

Trong cuộc đua thông tin luôn không có chỗ đứng cho người đến sau, Thì sự tham gia ngày một nhiều hơn của công chúng vào hoạt động cung cấp hình ảnh và các sự kiện mới nhất đang diễn ra trong cuộc sống cho truyền hình là hết sức quan trọng và cần thiết. Dù muốn hay không thì đây là xu hướng tất yếu trong tương lai của truyền hình.

Cũng trên phương diện kỹ thuật, nhưng dưới một góc nhìn khác cũng có thể ghi nhận được điều tương tự. Trong tương lai, ranh giới giữa truyền hình và các loại báo điện tử chắc chắn sẽ không còn. Cuộc cách mạng của công nghệ thông tin đã cho phép các tờ báo mạng cũng có thể tham gia vào quá trình thông tin bằng hình ảnh. Hiện nay, tuy chưa thực sự phổ biến nhưng công chúng cũng có thể xem phim truyện, theo dõi các cuộc phỏng vấn, hay bình luận, phân tích, các phóng sự bằng hình ảnh trên mạng Internet. Vị trí “mặt tiền” của truyền hình đang bị đe doạ và chắc chắn sẽ không còn ở thế độc tôn như trước. Thực tế này buộc truyền hình phải tham gia vào tiến trình hội nhập, phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ hiện đại và thực hiện khẩn trương xã hội hóa các hình thức quảng bá sản phẩm và sức ảnh hưởng của mình. Mới đây hợp tác giữa ngành bưu chính viễn thông, chuẩn bị đưa dịch vụ truyền hình trên mạng điện thoại di động thế hệ 3G có thể xem như một động thái tích cực của truyền hình trong quá trình xã hội hóa chính mình.

Hiện nay, chúng ta đã và đang được nghe nhắc đến việc mua bản quyền các chương trình truyền hình – một xu thế chủ yếu thể hiện tính chuyên nghiệp của ngành truyền hình hiện đại, góp phần đưa truyền hình của ta tiến kịp và hội nhập với trình độ của thế giới. Đài truyền hình, khi đó không phải “ôm đồm” toàn bộ khâu sản xuất chương trình mà thay vào đó có thể đặt hàng một số đơn vị bên ngoài ( chuyên về lĩnh vực nào đó của truyền hình) hoặc phối hợp với họ để sản xuất chương trình truyền hình.

trình xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình của nước ta. Ở một khía cạnh nào đó, các đơn vị ngoài đài truyền hình nếu có nhu cầu có thể lập công ty phát triển tổ chức sản xuất chương trình , miễn sao đảm bảo vấn đề vốn và nhân lực hoạt động. Về phía các đài truyền hình muốn đặt hàng chương trình truyền hình nào đó để phát sóng cũng cần có sự đảm bảo về chi phí. Tuy nhiên, cốt lõi của vấn đề xã hội hóa chương trình truyền hình không phải là tiền mà là huy động nguồn lực ( vốn và nhân lực) của các đơn vị, tổ chức, cá nhân không thuộc đài truyền hình tham gia vào quá trình sản xuất chương trình nhằm giảm bớt áp lực cho các đài truyền hình cũng như tạo hiệu quả tốt cho các chương trình truyền hình. Và tất cả các yếu tố này phải hướng đến mục tiêu là nâng cao chất lượng của chương trình thu hút sự quan tâm và ủng hộ của công chúng.

Như vậy, xã hội hóa truyền hình là tạo điều kiện tốt nhất để cho các tổ chức, cá nhân có thể hợp tác, bình đẳng với các đài truyền hình để sản xuất chương trình truyền hình. Tuy nhiên khi đó các đài truyền hình phải chấp nhận cạnh tranh với các đối tác không nằm trong hệ thống truyền hình hiện nay.

Xã hội hóa truyền hình khác với tư nhân hóa, thương mại hóa lại càng không phải là “ chia lô bán sóng truyền hình”. Thực tế có sự lo ngại về xu thế này. Quan niệm cho rằng đây là tư nhân hóa truyền hình,là thương mại hóa báo chí “ bán sóng truyền hình hoàn toàn chưa chính xác”

Chỉ tính riêng ở Việt Nam, trong những năm qua ngành truyền hình đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng. Hiện nay mỗi tỉnh thành trong cả nước đều có đài phát thanh truyền hình, như vậy chúng ta đang có 63 đài phát thanh- truyền hình cấp tỉnh, thành phố ( nhiều đài có hơn một kênh phát sóng). Riêng đài truyền hình Việt Nam với hệ thống 5 đài trải dài từ Bắc vào Nam: Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Huế, Đà Nẵng, Phú Yên, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần thơ.

báo viết, báo ảnh, phát thanh, truyền hình, báo điện tử đã cùng xuất hiện ngay trong một cơ quan báo chí. Báo Thanh Niên, báo Tuổi trẻ,… là những mô hình như thế.

Xu hướng xã hội hóa đã tạo ra một số đài và kênh truyền hình mới như đài truyền hình kỹ thuật số VTC, VOV, kênh truyền hình O2TV, VITTV… với sự góp mặt của các tổ chức, các tập đoàn kinh tế. Năm 2010 chúng ta lại có các kênh truyền hình của Thông tấn xã Việt Nam, đài truyền hình AVG thuộc tập đoàn kinh tế Vincom, kênh truyền hình An ninh, kênh truyền hình thể thao của báo Thể thao Việt Nam..

+ Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay.

Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình là tạo ra những điều kiện tốt nhất để các tổ chức, cá nhân có thể hợp tác bình đẳng với các đài truyền hình. Truyền hình là một loai hình truyền thông rất tốn kém và tiến trình xã hội hóa đang mang lại nguồn lực cho hoạt động sản xuất các chương trình phát triển kể cả phương diện tài chính, kỹ thuật, nhân lực và nội dung. Quá trình này làm cho đông đảo các đối tượng xã hội ngày một tham gia nhiều hơn, trực tiếp hơn vào các công đoạn sản xuất truyền hình làm chất lượng truyền hình hiệu quả truyền hình tăng lên một cách rõ rệt.

Từ những năm 1970 đã tồn tại một hình thức của hoạt động “xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam” – đó là sự tham gia của các ngành, các đoàn thể vào hoạt động sản xuất chương trình truyền hình. Các ví dụ tiêu biểu: “ Phụ nữ” với sự tham gia của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, chương trình “ Lao động và Công đoàn” hợp tác cùng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, chương trình “ Vì An ninh Tổ quốc” phối hợp với Bộ Công an, “ Truyền hình Quân đội” phối hợp với Bộ quốc phòng.

Nguyên nhân chủ yếu của sự hợp tác này là những khó khăn tài chính của Đài truyền hình khi mới thành lập và các ngành có nguyện vọng tham gia

làm truyền hình để tuyên truyền về hoạt động của tổ chức mình. Các hình thức xã hội hóa này dần được kích thích theo hai hướng: Một số chuyên mục chuyển hẳn về Đài truyền hình Việt Nam quản lý như “ Phụ nữ” “ Lao động và Công đoàn”, một số khác đi theo hướng chuyên nghiệp chủ động về tổ chức sản xuất, chỉ gửi chương trình phát sóng cho Đài truyền hình Việt Nam như Truyền hình Thanh niên, truyền hình vì ANTQ…

Ở Việt Nam, xã hội hóa truyền hình manh nha và bắt đầu nở rộ vào cuối thập niên 90 của thế kỷ XX do thời kỳ này nền kinh tế hàng hóa phát triển, nhu cầu quảng cáo tăng lên. Kinh tế thị trường cho phép hàng loạt công ty tư nhân về truyền thông, quảng cáo, các hãng phim tư nhân… ra đời và hoạt động mạnh mẽ. Năm 2006, có 40 chương trình của VTV được xã hội hóa ( theo số liệu công bố tại Hội thảo Xã hội hóa truyền hình tháng 1/2006 trong khuôn khổ Liên hoan phim truyền hình toàn quốc lần thứ 25). Đến này con số các chương trình được xã hội hóa đã tăng lên rất nhiều đặc biệt là các chương trình văn hóa giải trí.

+ Sự tăng trưởng số lượng của họat động xã hội hóa truyền hình

Giai đoạn sau năm 2006 tới trước khi Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái nền kinh tế thế giới là thời kỳ ghi nhận sự phát triển có thể gọi là bùng nổ của các chương trình truyền hình xã hội hóa. Theo thống kê chưa đầy đủ của cơ quan chức năng, trên cả nước có tới 600 đơn vị có đủ tư cách pháp nhân để tham gia sản xuất một phần hoặc toàn bộ chương trình truyền hình, Trong đó phải kể đến các hãng phim tư nhân và các công ty truyền thông có tên tuổi như: Latsa, Thiên Ngân, Thế giới mới, FPT…Hàng trăm công ty truyền thông nhỏ khác tham gia hỗ trợ một phần trong các khâu đoạn khác nhau của sản xuất chương trình truyền hình. Nhiều tổ chức chính trị xã hội , các cơ quan quản lý cũng thành lập các đơn vị sự nghiệp có thu với chức năng tổ chức và liên kết sản xuất chương trình truyền hình. Chỉ tính riêng đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh đã có tới 27 là đối tác sản xuất

phim, Đài truyền hình Việt Nam có 20 đối tác.

Số lượng chương trình truyền hình cũng ngày một tăng. Ở Đài truyền hình Việt Nam từ 2006 số lượng chương trình truyền hình xã hội hóa là 40, thì trong năm 2010 là khoảng 500 chương trình. Và con số này hứa hẹn sẽ còn tăng cao hơn nữa trong thời gian tới, khi các công ty truyền thông tham gia một cách sâu sắc hơn nữa vào quá trình sản xuất, khai thác và cung ứng các chương trình truyền hình khác nhau cho Đài truyền hình để phát sóng. Các đài truyền hình địa phương cũng nằm trong xu thế này, đặc biệt là các Đài của Tỉnh , thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ…

Hiện nay các chương trình truyền hình xã hội hóa không chỉ nằm trong các kênh sóng quảng bá mà còn xuất hiện nhiều trên các kênh truyền hình trả tiền của Đài truyền hình Việt Nam. Truyền hình Cáp Việt Nam hiện nay có 15 kênh sóng, VCTV1 – Kênh giải trí tổng hợp, Phim Việt – Kênh truyền hình thực tế, Thể Thao TV – Kênh thể thao, O2TV – Kênh sức khỏe và cuộc sống…Sô lượng các chương trình xã hội hóa trên các kên truyền hình trả tiền tăng dần. Ngoài một số kênh xã hội hóa như O2T,Stye TV, InforTV các kên truyền hình cáp khác từ chỗ chỉ sử dụng chủ yếu chương trình dạng khai thác. Kenh phim truyền hình Việt Nam –VCTV2 là kênh có số lượng chương trình truyền hình xã hội hóa tương đối cao. Đây là kênh có dạng chương trình xã hội hóa đầu tiên được phát sóng với các phim do hãng tư nhân sản xuất. Kênh

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN KINH TẾ HỌC TRUYỀN THÔNG TRONG MÔI TRƯỜNG TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w