Xuất quy trình chiết tách pectin từ lá sương sâm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình chiết tách pectin từ lá sương sâm (Trang 36)

3.2.5.1. Quy trình chiết tách pectin từ nguyên liệu lá sương sâm khô

Hình 3.13. Sơ đồ quy trình chiết tách pectin từ bột lá sương sâm khô

3.2.5.2. Thuyết minh quy trình

a) Chuẩn bị nguyên liệu bột lá sương sâm khô

Lá sương sâm sau khi thu hái về, tiến hành loại bỏ tạp chất (cành khô, lá hư, đá sỏi, dây nilon…) sau đó đêm sấy khô, nhiệt độ sấy khô lá khoảng 50-600C. Thường thì đối với khu vực miền trung số giờ nắng nhiều và cường độ nắng cao thì chúng ta có thể phơi khô lá ở điều kiện thường. Sau đó đêm lá khô nghiền thành bột để tiến hành chiết tách pectin.

Bảo quản bột lá sương sâm trong bao nilon tránh côn trùng, những nơi có độ ẩm cao vì bột lá sương sâm rất dễ ẩm mốc và hư hỏng.

Sử dụng bình cầu đáy tròn có gắn ống sinh hàn không khí dung tích 250ml. Các dụng cụ này phải rửa sạch và tráng qua bằng nước cất. Nước cất được sử dụng trong suốt quá trình chiết tách pectin.

Cân 5gam bột lá sương sâm cho vào bình cầu sau đó thêm 100ml dung dịch acid citric 6.48% (tỉ lệ giữa nguyên liệu/dung môi=1/20.g/ml) lắc đều hỗn hợp. Để hỗn hợp qua đêm 10 giờ đây là thời gian trương nở của pectin.

c) Trích ly

Quá trình trích ly được thực hiện trong bếp cách thủy ở nhiệt độ 87.860C trong thời gian 74.78 phút. Đổ nước ngập phần hỗn hợp trong bình cầu, sử dụng ống sinh hàn không khí để thu hồi lượng dung môi bay hơi trong quá trình đun.

Hình 3.7. Bếp cách thủy[4].

d) Lọc

Sau khi trích ly hỗn hợp sẽ đem đi lọc để loại bỏ bã và một số tạp chất. Quá trình lọc sử dụng máy lọc chân không. Vì dịch lọc có đặc điểm khi nguội có độ nhớt cao nên ta nên tiến hành lọc nóng để giảm độ nhớt và rút ngắn thời gian lọc.

đảm bảo tổn thất pectin trong bã thấp nhất.

e) Cô đặc

Mục đích: làm tăng hàm lượng chất khô có trong dịch lọc, giảm lượng dung môi kết tủa.

Ta tiến hành cô đặc đến khi hàm lượng chất khô đạt 7-100Bx thì ngừng cô đặc. Cô đặc ở nhiệt độ 600C.

Hình 3.8. Cô đặc dịch lọc[4].

f) Kết tủa pectin

Mục đích: + Loại bỏ những phần không có giá trị. + Thu nhận pectin

Sử dụng cồn 960C để kết tủa pectin. Sau khi kết tủa ta để yên trong vòng 30 phút rồi tiến hành lọc. Để tăng hiệu suất kết tủa ta có thể làm lạnh trước khi đem đi kết tủa.

Hình 3.9. Kết tủa pectin bằng cồn 960[4].

g) Lọc kết tủa

Sau khi kết tủa pectin bằng cồn tuyệt đối 960, ta để yên trong 30 phút rồi sau đó tiến hành lọc kết tủa bằng máy lọc chân không.

Hình 3.10. Kết tủa pectin sau khi lọc [4].

h) Sấy pectin

Mục đích: Thu nhận pectin khô ở dạng bột. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình bảo quản và sử dụng. Pectin thu được sau khi lọc kết tủa ta đem sấy ở 600C đến khi khối lượng không đổi.

Hình 3.11. Bột pectin sau khi nghiền[4].

k) Hoàn nguyên dung môi

Mục đích: tiến hành chưng cất để thu lại lượng cồn đã dùng để kết tủa pectin. Tiết kiệm chi phí đầu vào giảm giá thành sản phẩm.

Sau khi lọc kết tủa, ta đem dịch lọc thu được tiến hành hoàn nguyên để thu hồi dung môi. Ta tiến hành hoàn nguyên dung môi bằng hệ thống ống sinh hàn, đun sôi dung dịch ở nhiệt 780C ( đây là nhiệt độ sôi của rượu).

Hình 3.13. Sơ đồ quy trình công nghệ chiết tách pectin từ lá sương sâm khô

chúng tôi xác định được hiệu suất thu nhận pectin thô trong lá sương sâm là 15.92 %.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình chiết tách pectin từ lá sương sâm (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w