3.2.2.1. Điều kiện khảo sát trong lựa chọn dung môi
Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành khảo sát 3 loại dung môi là nước, acid clohidric 0,1N và acid citric 5%.
Với các điều kiện như sau: Khảo sát 3 mẫu ở 600C trong khoảng thời gian 60 phút với tỉ lệ nguyên liệu/dung môi=1/20 g/ml.
a) Chuẩn bị dụng cụ hóa chất Chuẩn bị dụng cụ:
+ Ba bình cầu đáy tròn có gắn ống sinh hàn không khí, các dụng cụ này phải được vệ sinh và tráng lại bằng nước cất.
+ Một bếp cách thủy và một máy lọc chân không + Ống đong đũa thủy tinh và cốc
Chuẩn bị hóa chất: + Nước cất
+ Dung dịch acid clohidric 0,1N, cid citric 5%
b) Tiến hành khảo sát
Cân chính sát 1,5825 gam bột lá sương sâm khô cho vào 3 bình cầu có đánh dấu + Mẫu nước: thêm vào 100ml nước cất
+ Mẫu acid clohidric 0,1 N: thêm vào 100ml dung dịch clohidric 0,1 N + Mẫu acid citric 5% : thêm vào 100ml dung dịch cid citric 5%.
Hình 3.3. Đồ thị biếu diễn ảnh hưởng của các loại dung môi khác nhau đến hiệu suất thu nhận pectin.
Từ hình 3.3 cho thấy kết quả khi sử dụng dung môi acid citric để chiết tách thì hiệu suất thu nhận pectin thô ở nguyên liệu lá sương sâm cao hơn hẳn so với khi chiết bằng dung môi nước và acid clohidric 0,1N.
Vì vậy chúng tôi chọn dung môi acid citric để tiến hành quá trình chiết tách pectin từ lá sương sâm khô với các lý do sau đây:
- Hiệu suất thu nhận pectin khi chiết bằng dung môi acid citric cao hơn so với các dung môi khác ở cùng điều kiện chiết tách (12,074 %).
- Acid citric là chất có tác dụng điều vị nên không độc đối với người sử dụng.
- Nguồn acid citric rất phong phú và đa dạng : có nhiều trong các loại quả họ citrus như cam, chanh, bưởi…
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng acid citric có xuất sứ từ Trung Quốc.