1. Giới thiệu:
Tiết trước chúng ta đã luyện tập cách giải dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”. Tiết này chúng ta tiếp tục luyện tập giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”.
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1:
- Học sinh đọc đề bài.
- Bài toán cho biết gì? (Bài toán cho biết hiệu của hai số là 30. Số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai).
- Số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai có nghĩa là tỉ số của số thứ hai và số thứ nhất là bao nhiêu? (Tỉ số của số thứ hai và số thứ nhất là 31).
- Học sinh làm bài giải vào vở, 1 học sinh lên bảng làm bài. - Học sinh làm bài trên bảng trả lời câu hỏi của giáo viên:
+ Vì sao em biểu thị số thứ nhất là 3 phần, số thứ hai là 1 phần? (Vì số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai).
+ Em làm thế nào để tìm được số thứ hai? (30 : 2 = 15 vì số thứ hai chính là 1 phần). - Học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Giáo viên kết luận bài trên bảng. - Học sinh kiểm tra bài làm trong vở.
Bài giải Ta có sơ đồ: ? Số thứ nhất: 30 Số thứ hai : ?
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 3 - 1 = 2 (phần) Số thứ hai là: 30 : 2 = 15 Số thứ nhất là: 15 + 30 = 45 Đáp số: Số thứ hai : 15 Số thứ nhất: 45
(Nếu học sinh tìm số thứ nhất trước thì giáo viên hỏi học sinh:
+ Nên tìm số nào trước? Vì sao? (Nên tìm số thứ hai trước vì số thứ hai chính là giá trị một phần).
+ Có cách nào khác để tìm số thứ nhất? (15 x 3 = 45).
+ Vì sao lại làm như vậy? (Vì số thứ nhất gấp 3 lần số thứ hai)
(Nếu học sinh không trả lời được, giáo viên hỏi: Số thứ hai là bao nhiêu? Số thứ nhất gấp mấy lần số thứ hai?).
Bài 2:
- Bài toán thuộc dạng toán nào? (Bài toán thuộc dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”).
- Vì sao em biết? (Bài toán cho biết hiệu của hai số là 60. Nếu số thứ nhất gấp lên 5 lần thì được số thứ hai có nghĩa là số thứ nhất bằng
51 1
số thứ hai). - Học sinh làm bài vào vở.
Bài giải
Vì số thứ nhất gấp lên 5 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng 51 số thứ hai. Ta có sơ đồ: ?
Số thứ nhất:
60 Số thứ hai :
?
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 5 – 1 = 4 ( phần) Số thứ nhất là: 60 : 4 = 15 Số thứ hai là: 15 + 60 = 75 Đáp số: Số thứ nhất: 15 Số thứ hai: 75
- Học sinh đọc bài làm của mình, lớp nhận xét.
- Vì sao tìm số thứ nhất lấy 60 : 4? (Vì số thứ nhất chính là giá trị của một phần) - Vì sao tìm số thứ hai lấy 15 + 60 ? (Vì số thứ hai hơn số thứ nhất là 60)
- Có cách nào khác để tìm số thứ hai không? (15 x 5 Vì số thứ nhất gấp lên 5 lần thì được số thứ hai)
- Học sinh tự đọc đề bài và làm bài.
- Học sinh làm bài xong, giáo viên chấm một số bài, nhận xét bài làm, công bố điểm.
Bài giải Ta có sơ đồ: ? kg Gạo nếp: 540 kg Gạo tẻ: ? kg Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là:
4 - 1 = 3 (phần) Số gạo nếp là: 540 : 3 = 180 (kg) Số gạo tẻ là: 180 + 540 = 720 (kg) Đáp số: Gạo nếp: 180 kg Gạo tẻ : 720 kg. - Em đã giải bài toán trên theo các bước nào?
(Bước 1: Vẽ sơ đồ
Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau Bước 3: Tìm giá trị một phần
Bước 4: Tìm các số (gạo nếp, gạo tẻ).
- Vì sao em làm như vậy? (Vì đây là dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”).
(Đối với học sinh khá giỏi, giáo viên yêu cầu học sinh làm thêm: Nếu cửa hàng bán hết số gạo đó với giá tiền 1kg gạo nếp là 13 000 đồng, 1kg gạo tẻ là 6 000 đồng thì cửa hàng thu được bao nhiêu tiền?).
180 x 13 000 = 2 340 000 (đồng) Số tiền cửa hàng bán 720kg gạo tẻ là:
720 x 6 000 = 4 320 000 (đồng) Số tiền cửa hàng thu được là:
2 430 000 + 4 320 000 = 6 660 000 (đồng) Đáp số: 6 660 000đồng Bài 4:
- Giáo viên gắn sơ đồ lên bảng.
- Học sinh xác định bài 4 có mấy yêu cầu? (Bài 4 có 2 yêu cầu: Yêu cầu 1: Nêu bài toán
Yêu cầu 2: Giải bài toán đó). - Hướng dẫn:
+ Trên sơ đồ, số cây dứa hơn số cây cam là bao nhiêu? (Số cây dứa hơn số cây cam là 170 cây).
+ Số cây cam được biểu thị là mấy phần? (Số cây cam được biểu thị là 1 phần).
+ Số cây dứa được biểu thị là mấy phần như thế? (Số cây dứa được biểu thị là 6 phần như thế).
+ Bài toán thuộc dạng toán nào? (Bài toán thuộc dạng toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”).
- Học sinh làm bài theo nhóm.
- Đại diện 2 nhóm dán bài lên bảng. Đại diện mỗi nhóm nêu bài toán và đọc bài giải của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét xem đề toán đã đầy đủ và đúng chưa, bài giải có phù hợp với đề toán không.
(Đề toán: Trong một vườn cây, số cây dứa nhiều hơn số cây cam là 170 cây. Biết số cây cam bằng61 số cây dứa, tính số cây mỗi loại.)
Bài giải
Ta có sơ đồ: ? cây Số cây cam:
170 cây Số cây dứa:
? cây
Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là: 6 - 1 = 5 (phần) Số cây cam là: 170 : 5 = 34 (cây) Số cây dứa là: 34 + 170 = 204 (cây) Đáp số: Cam: 34 cây Dứa: 204 cây
(Nếu học sinh chỉ đặt một đề toán như trên, giáo viên gợi ý để học sinh đặt đề toán khác:
+ Số cây cam ít hơn số cây dứa là bao nhiêu? + Số cây dứa gấp mấy lầ số cây cam?
Cách giải tương tự như trên. Có thể tìm số cây dứa bằng cách: 34 x 6 = 204 (cây)).
3. Củng cố:
Nêu các bước giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”? Bước 1: Vẽ sơ đồ.
Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng nhau. Bước 3: Tìm giá trị một phần.
Bước 4: Tìm các số.