Công nghệ truyền dẫn

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông Mô hình triển khai mạng MNGN tại việt nam và tổ chức mạng NGN của VNPT (Trang 28)

CÔNG NGHỆ LÀM NỀN TẢNG TRONG NGN

3.1. Công nghệ truyền dẫn

Một trong số những vấn đề quan trọng khi triển khai, phát triển mạng NGN là các công nghệ áp dụng trên mạng lưới phải sẵn sàng. Trong cấu trúc mạng thế hệ sau, truyền dẫn là một thành phần của lớp truy nhập và truyền dẫn. Trong vòng hai thập kỉ vừa qua, công nghệ quang đã chứng minh đựơc là một phương tiện truyền tải thông tin hiệu quả trên khoảng cách lớn, và hiện nay nó là công nghệ chủ đạo trong truyền dẫn trên mạng lõi. Các cải tiến trong kĩ thuật ghép kênh theo bước sóng đã nâng cao đáng kể hiệu quả kinh tế về truyền tải trên mạng cáp quang.

Một số điểm mạnh của hệ thống truyền dẫn trên cáp quang có thể kể đến là: - Hiện nay trên 60% lưu lượng thông tin truyền đi trên toàn thế giới được truyền trên mạng quang.

- Công nghệ truyền dẫn quang SDH cho phép tạo đường truyền tốc độ cao (n*155 Mb/s) với khả năng bảo vệ của các mạch vòng đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước và ở Việt Nam.

- Công nghệ WDM cho phép sử dụng độ rộng băng tần rất lớn của sợi quang bằng cách kết hợp một số tín hiệu ghép kênh theo thời gian với độ dài các bước sóng khác nhau và có thể sử dụng được các cửa sổ không gian, thời gian và độ dài bước sóng. WDM cho phép nâng tốc độ truyền dẫn lên tới 5 Gb/s, 10Gb/s, 20Gb/s.

Như vậy, có thể nói công nghệ truyền dẫn của mạng thế hệ sau sẽ là SDH, WDM với khả năng hoạt động mềm dẻo, linh hoạt, thuận tiện cho khai thác và điều hành quản lý. Các tuyến truyền dẫn SDH hiện có và đang được tiếp tục triển khai rộng rãi trên mạng viễn thông là sự phát triển theo cấu trúc mạng mới. Cần tiếp tục phát triển các hệ thống truyền dẫn SDH và WDM, hạn chế sử dụng công nghệ PDH.

Hiện nay thị trường thông tin vệ tinh đang phát triển mạnh và sẽ còn tiếp tục phát triển rất nhanh trong những năm tới. Các loại hình dịch vụ vệ tinh đã rất phát triển như: DTH tương tác, các dịch vụ băng rộng, HDTV,…. Ngoài việc đáp ứng các nhu cầu thông tin quảng bá với sự sử dụng kết hợp các ưu điểm của công nghệ CDMA thì thông tin vệ tinh ngày càng có xu hướng phát triển đặc biệt trong lĩnh vực thông tin di động và thông tin cá nhân.

Và ngày nay IP đã trở thành giao diện hoàn thiện thực sự cho các mạng lõi NGN. Vì vậy mà các mạng truyền dẫn phải tối ưu cho điều khiển lưu lượng IP. Giải pháp cho vấn đề này được chọn là hội tụ các lớp dữ liệu và các lớp quang trong mạng lõi. Việc hội tụ này mang lại một số lợi thế như cung cấp các dịch vụ tốc độ cao, bảo vệ dòng thông tin liên tục cho mạng quang và chuyển mạch nhãn đã giao thức MPLS.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật viễn thông Mô hình triển khai mạng MNGN tại việt nam và tổ chức mạng NGN của VNPT (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w