MÔ HÌNH TRIỂN KHAI MẠNG NGN TẠI VIỆT NAM VÀ TỔ CHỨC MẠNG NGN CỦA VNPT
5.2.2. Lộ trình chuyển đổi (i) Giai đoạn 2001 –
(i). Giai đoạn 2001 – 2005
Đây là giai đoạn chuyển đổi dần từ mạng PSTN sang mạng NGN, mạng NGN được xây dựng và phát triển dần.
Trong giai đoạn này NGN sẽ có mạng chuyển mạch liên vùng và nội vùng các vùng lưu lượng. Một phần thoại của mạng đường trục PSTN được chuyển sang mạng NGN đường trục.
Việc ghép nối giữa mạng PSTN và NGN được trình bày như hình:
Hình 5.1 Kết nối PSTN – NGN
• Lớp truyền tải
Lớp truyền tải bao gồm chuyển mạch và truyền dẫn - Chuyển mạch
Giai đoạn 2001 – 2005 hình thành mạng với các vùng lưu lượng, mỗi vùng lưu lượng có chuyển mạch lõi ATM làm chức năng xử lý và truyền tải lưu lượng chuyển
Lớp truy nhập dịch vụ
Truy nhập thuê bao Chuyển mạch nội hạt Chuyển mạch quốc gia
Chuyển mạch quốc tế SDH Ring Dịch vụ Call controller TWG ATM+IP ATM+IP TWG ATM ATM ATM+I P ATM+I P Truy nhập Truy nhập Lớp ứng dụng dịch vụ Lớp điều khiển Cấp vùng Cấp trục Lớp truy nhập Lớp truyền tải dịch vụ Vệ tinh V 5.1 V 5.2
trong vùng.
Tổ chức lớp lõi/ truyền tải bao gồm hai mặt phẳng: + Mặt phẳng A bao gồm các chuyển mạch lõi ATM
+ Mặt phẳng B bao gồm các tổng đài Toll TDM cũ đang có trên mạng Trang bị trước hai nút lõi ATM đặt tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Trang bị các nút ghép luồng trung kế (Trunking Gateway) và tổng đài ATM+IP nội vùng (Multiservice Edge) cho các tỉnh và thành phố.
Các tổng đài lõi ATM của các vùng lưu lượng hình thành các mặt phẳng mạng chuyển mạch chuyển tiếp liên vùng. Chúng được kết nối với nhau qua các ring SDH công nghệ WDM.
Từng cặp tổng đài chuyển tiếp liên vùng ở hai mặt phẳng mạng được kết nối trực tiếp với nhau.
Các tổng đài Toll công nghệ TDM ở mặt phẳng mạng B được kết nối tới các tổng đài Host.
Các tổng đài lõi ATM ở mặt phẳng mạng A được kết nối tới các tổng đài lớp biên.
- Truyền dẫn
Tiếp tục nâng cấp và xây dựng trên cơ sở tuyến trục Bắc-Nam trên quốc lộ 1 và đường dây 500kV hiện có. Việc nâng cấp mạng truyền tải thông qua hoàn thiện các thiết bị ADM, DXC nhờ bổ xung các module xử lý lưu lượng kiểu gói để truyền tải tín hiệu IP/ATM, tạo cơ sở tiến tới OTN cho NGN.
Thiết kế xây dựng tuyến cáp quang đường Hồ Chí Minh theo tiến độ xây dựng đường.
Chuẩn bị nâng cấp hệ thống sử dụng kỹ thuật WDM với số kênh quang 8 hoặc 16 bước sóng, tốc độ STM-16 mỗi kênh.
Mạng có kết cấu 6 ring được kết nối với nhau bằng các thiết bị DXC, các địa phương có lưu lượng lớn đi qua trang thiết bị xen rẽ ADM.
Xây dựng vòng ring thứ 6 từ Tp.Hồ Chí Minh qua Mỹ Tho, Cần Thơ về Tp.Hồ Chí Minh.
Mạng lưới trung kế kết nối các tổng đài lõi ATM/IP và với các tổng đài đa dịch vụ theo cấu trúc ring kết hợp kỹ thuật SDH và WDM.
Các ring nêu trên có thể kết hợp kết nối với các tổng đài Host từ các tổng đài Toll lớp lõi.
• Lớp truy nhập
Giai đoạn này sẽ phát triển mạng truy nhập theo hướng nâng cấp và mở rộng hệ thống các trạm Host và vệ tinh hiện có, kết hợp với trang bị mới các nút truy nhập đa
dịch vụ công nghệ ATM/IP trên cơ sở phân chia các vùng mạng dịch vụ theo mức độ phát triển dịch vụ mới như sau:
Hai vùng mạng Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh là hai vùng có số lượng thuê bao lớn tập trung trên địa bàn thành phố. Thiết bị chuyển mạch hiện có được nâng cấp để hỗ trợ các loại hình dịch vụ IP và ATM.
Ba vùng mạng Bắc, Trung, Nam bao gồm nhiều tỉnh, thành phố. Đối với các khu vực có tổng đài có thể nâng cấp hỗ trợ các dịch vụ ATM/IP thì tiến hành nâng cấp và mở rộng dung lượng. Đối với các khu vực có tổng đài không có khả năng nâng cấp hỗ trợ các loại hình dịch vụ ATM/IP thì tận dụng hết dung lượng đã có. Khi có nhu cầu thì tiến hành lắp đặt mới các thiết bị truy nhập NGN.
• Lớp điều khiển
Trang bị hai nút điều khiển tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh tương ứng với hai nút lõi ATM/IP.
Khi yêu cầu phát triển mạng gia tăng thì phát triển tiếp các nút điều khiển tương ứng với các nút lõi ATM/IP cho vùng mạng.
Tiến tới hình thành lớp điều khiển tương ứng với các vùng lưu lượng. Các bộ điều khiển bao gồm bộ điều khiển IP/ MPLS, bộ điều khiển ATM/SVC, bộ điều khiển thoại/SS7 sẽ được đặt tương ứng với vị trí của các lõi ATM/IP.
• Lớp ứng dụng và dịch vụ
Trang bị hai nút ứng dụng và dịch vụ đặt tại Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh tương ứng với hai nút lõi ATM/IP.
Khi yêu cầu phát triển dịch vụ gia tăng thì phát triển tiếp các nút ứng dụng dịch vụ tương ứng với các vùng mạng miền Bắc, Trung, Nam nhằm đáp ứng việc cung cấp các dịch vụ tới các thuê bao trên phạm vi toàn quốc.
• Lớp quản lý
Quản lý mạng NGN của Việt Nam vẫn theo mô hình TMN với 4 lớp: quản lý phần tử mạng, quản lý mạng, quản lý dịch vụ và quản lý kinh doanh.
Việc tổ chức và thực hiện quản lý theo mô hình phân cấp: cấp quốc gia và cấp vùng lưu lượng.
Trong thời gian này sẽ thực hiện triển khai xây dựng Trung tâm quản lý mạng viễn thông quốc gia và các trung tâm quản lý theo vùng lưu lượng.
Trung tâm quản lý mạng viễn thông quốc gia phải có khả năng quản lý tới các trang thiết bị mới của lớp mạng truyền tải của mạng NGN, điều phối lưu lượng giữa các lõi ATM/IP. Các thiết bị được trang bị mới của lớp mạng truyền tải cần có khả năng và giao diện để kết nối với trung tâm quản lý mạng quốc gia. Trung tâm quản lý
kinh doanh, Quản lý dịch vụ, Quản lý mạng.
Trung tâm quản lý theo vùng lưu lượng sẽ chịu trách nhiệm: Quản lý mạng vùng; Quản lý các phần tử mạng; Quản lý và xử lý trực tiếp đối với các thiết bị mạng thuộc phạm vi quản lý vùng, quản lý lớp mạng truy nhập; Tổ chức các OMC hỗ trợ công tác quản lý, khai thác, bảo dưỡng.
(ii). Giai đoạn 2006 – 2010
• Lớp truyền tải
Giai đoạn 2006 – 2010 mạng chuyển mạch chuyển tiếp liên vùng được trang bị với cấu trúc hai mặt phẳng chuyển mạch ATM/IP, mỗi mặt phẳng có đầy đủ các nút chuyển mạch lõi ATM/IP để xử lý và truyền tải lưu lượng cho vùng lưu lượng.
Tổ chức mạng chuyển mạch và truyền dẫn cho mạng đường trục của các vùng lưu lượng có hai mặt phẳng chuyển mạch ATM/IP, ring cho truyền dẫn và kết nối toàn mạng cho từng mặt phẳng.
Các tổng đài chuyển tiếp liên vùng (chuyển mạch lõi ATM/IP) ở mỗi mặt phẳng mạng được kết nối toàn mạng với nhau thông qua các mạch vòng SDH/WDM.
Từng cặp chuyển mạch lõi tương ứng ở hai mặt phẳng mạng được kết nối trực tiếp với nhau và kết nối tới các chuyển mạch đa dịch vụ của lớp biên (chuyển mạch vùng).
Mạng đường trục Bắc-Nam tiếp tục được nâng cấp trên cơ sở tuyến trục quốc lộ 1A, tuyến dọc đường dây 500kV và tuyến cáp quang dọc đường Hồ Chí Minh theo hướng hoàn toàn quang. Tuyến đường dây 500kV sẽ được chuyển sang cấu trúc dự phòng theo tuyến thẳng và kết nối qua ODXC.
Áp dụng kỹ thuật mạch vòng WDM để tạo mạng OTN. Các địa bàn có lưu lượng lớn sẽ được trang bị các thiết bị xen rẽ OADM.
• Lớp truy nhập
Hai vùng mạng Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh:
Giai đoạn 2006-2010 mạng truy nhập của vùng Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội sẽ trang bị rộng rãi các nút truy nhập công nghệ ATM/IP để phát triển mạng lưới.
Tiến tới hoàn thiện cấu hình Multiservice Switch – Nút truy nhập và bỏ hẳn cấu hình Host - vệ tinh.
Vùng mạng Bắc, Trung, Nam:
Tiếp tục tận dụng các tổng đài TDM cũ đối với những vùng chỉ có nhu cầu chủ yếu là sử dụng dịch vụ thoại.
Phát triển các nút truy nhập công nghệ ATM/IP.
Thay thế dần các tổng đài TDM (Host - vệ tinh) cũ bằng các thiết bị truy nhập ATM/IP kết nối về các Multiservice Switch.
Ưu tiên phát triển mạng truy nhập đa dịch vụ công nghệ mới tại các vùng mạng trung tâm thành phố, khu công nghệ cao, khu công nghiệp.
• Lớp điều khiển
Phát triển lớp mạng điều khiển để phù hợp với cấu trúc hai mặt phẳng chuyển mạch ATM/IP, mỗi mặt phẳng có đầy đủ các nút chuyển mạch lõi ATM/IP.
Hoàn thiện các chức năng điều khiển theo các chuẩn để xử lý và truyền tải các loại hình dịch vụ khác nhau cho các vùng lưu lượng.
• Lớp ứng dụng và dịch vụ
Phát triển lớp ứng dụng và dịch vụ theo xu hướng: