Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Trái phiếu nhằm thu hút đầu tư vào thị trường Trái phiếu

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM, CÁC GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN HỆ THỐNG VÀ TẠO MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TẬP TRUNG TẠI VIỆT NAM (Trang 37)

phiếu

a. Các doanh nghiệp cần nâng cao, đổi mới tư duy quản lý doanh nghiệp và sử dụng vốn có hiệu quả

Cần tạo được niềm tin cho nhà đầu tư; bảo đảm an toàn tài chính; yêu cầu các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải tuân thủ theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế; đầu tư đổi mới công nghệ, các số liệu phải được hạch toán kịp thời, chính xác với thực trạng.

Xây dựng và thẩm định dự án thật kỹ trước khi quyết định đầu tư; phải nhận diện được rủi ro trong hoạt động kinh doanh và có biện pháp hạn chế rủi ro; đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận phải cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

b. Chính sách đa dạng hóa các chủ thể phát hành trái phiếu

Mở rộng quy mô và đa dạng hoá các loại trái phiếu, các phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn; phát triển các loại trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp, trái phiếu công trình để đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm của quốc gia.

Cần có chính sách khuyến khích các Tổng công ty nhà nước phát hành trái phiếu có mục đích để huy động vốn dài hạn cho đầu tư đổi mới công nghệ và tạo hàng cho thị trường chứng khoán. Trước mắt, triển khai áp dụng cho các Tổng công ty hoạt động ở những lĩnh vực hàng không, điện lực, bưu điện và dầu khí. Đây là những lĩnh vực mà nền kinh tế hiện rất cần được tăng cường đầu tư và phát triển để tạo đà cho công nghiệp hóa.

Ví dụ như việc đa dạng hóa phát hành trái phiếu chính quyền địa phương đi kèm với nhiều tiện ích khác nhau nhằm giúp cho các nhà đầu tư luôn có được hàng hóa đa dạng và phù hợp với chiến lược đầu tư của mình; qua đó tạo điều kiện cho chính quyền địa phương nâng cao khả năng huy động vốn.

Trong điều kiện phát triển thực tế của các địa phương, nhu cầu vốn tài trợ cho đầu tư phát triển rất lớn và cấp thiết, chính phủ nên xem xét và bổ sung thêm một số qui định pháp lý nhằm tăng cường khả năng huy động vốn đầu tư cho các dự án đầu tư của địa phương thông qua phương

thức phát hành loại trái phiếu thu nhập, loại trái phiếu được phát hành dựa trên nguồn thu tài chính của dự án, công trình và không được cân đối từ ngân sách địa phương. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương có thể thực hiện bảo lãnh để tăng thêm uy tín cho đơn vị phát hành.

c. Thu hút và phát triển các “nhà kiến tạo thị trường”

Các nhà kiến tạo thị trường thường là các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán với các hoạt động cơ bản như: đầu tư, môi giới, đại lý, bảo lãnh phát hành trái phiếu. Họ là những nhà phân phối trái phiếu thường xuyên, có tính chuyên nghiệp cao nên có thể đưa trái phiếu vào giao dịch trên thị trường theo những phương thức khác nhau.

Để thu hút các nhà kiến tạo thị trường, cần dần nới lỏng sự can thiệp và điều hành của cơ quan quản lý tức Bộ Tài chính về lãi suất trái phiếu như lâu nay. Nên bãi bỏ lãi suất trần trái phiếu, hay nói cách khác lãi suất trái phiếu không nhất thiết phải ổn định theo thời gian mà thay đổi theo thị trường. Bộ Tài chính cần đa dạng các kỳ hạn với việc phát hành trái phiếu dài hạn hơn để tạo đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường vốn, kèm theo đó là xây dựng kế hoạch phát hành theo lịch biểu chặt chẽ để cung cấp điều đặn khối lượng trái phiếu cho thị trường; đồng thời, sử dụng kỹ thuật phái sinh để phòng chống rủi ro đối với các trái phiếu dài hạn và điều chỉnh đường cong lãi suất chuẩn bằng việc đưa vào áp dụng hợp đồng mua bán lại.

d. Tạo tính thanh khoản cho trái phiếu

Tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường cổ phiếu để hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt.

Cần đa dạng hoá phát hành trái phiếu: Trái phiếu có lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường, trái phiếu có kỳ hạn thay đổi, trái phiếu với các loại tiền tệ khác nhau như USD, EUR, …

Ngoài việc nâng cao tính thanh khoản cho trái phiếu, Chính phủ cần tạo mối liên kết giữa 2 thị trường tiền tệ và vốn cũng được xem là một giải pháp cải cách tài chính hữu hiệu cho nền kinh tế của Việt Nam.

c. Khuyến khích hình thành tổ chức định mức tín nhiệm trong và ngoài nước

Công ty định mức tín nhiệm (CRA) sẽ giúp nền kinh tế giảm thiểu được khá nhiều rủi ro. CRA sẽ đánh giá các ngành kinh tế, phân tích tiền tệ, phân tích đánh giá các phương trình đầu tư của Chính phủ như chương trình phát triển mía đường, chương trình xây dựng các nhà máy xi măng,…giúp minh bạch hoá thông tin của doanh nghiệp và tổ chức có phát hành trái phiếu. Kết quả này là chỉ báo cho nhà đầu tư trong việc đầu tư vào danh mục trái phiếu của doanh nghiệp, địa phương hay chính phủ. Điều này cũng giúp cho những doanh nghiệp, địa phương và Chính phủ có mức độ tín nhiệm cao sẽ được huy động vốn với chi phí thấp, chứ không cao như lãi suất trái phiếu trước đây.

Một trong những lý do khiến các nhà đầu tư chưa dám đầu tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam như chúng ta mong đợi, cũng là vì thiếu một công ty định mức tín nhiệm trên thị trường vốn Việt Nam. Do đó, ngoài CRA trong nước, thì cần cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Có như vậy, vốn đầu tư vào Việt Nam sẽ tăng đáng kể khi các nhà đầu tư sẽ có công cụ để thẩm định, lựa chọn danh mục đầu tư, dự báo tình hình phát triển doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư dựa trên các kết quả CRA mang lại. Thông qua bảng xếp hạng tín dụng, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về sức mạnh tài chính của các công ty, dễ dàng đánh giá các tổ chức tài chính có quan hệ kinh doanh hoặc quan tâm tới việc mua trái phiếu của các công ty này.

Tóm lại, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội nên tham khảo ý kiến của các nhà làm luật và các tổ chức tham gia thị trường chứng khoán để thành lập một sàn giao dịch trái phiếu giữa các nhà môi giới. Bên cạnh đó, sàn giao dịch trái phiếu này phải tạo được môi trường giao dịch có hiệu quả cho các nhà tạo lập thị trường, vì phương thức giao dịch giữa trái phiếu phương thức giao dịch cổ phiếu không giống nhau. Ngoài ra, Chính phủ cần tạo mọi điều kiện để đảm bảo thủ tục chuyển nhượng được thực hiện một cách nhanh chóng nhưng không quá phức tạp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM, CÁC GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN HỆ THỐNG VÀ TẠO MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TẬP TRUNG TẠI VIỆT NAM (Trang 37)