Khái quát thị trường giao dịch tập trung tại Việt Nam

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM, CÁC GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN HỆ THỐNG VÀ TẠO MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TẬP TRUNG TẠI VIỆT NAM (Trang 31)

Mục tiêu của các giải pháp kiện toàn hệ thống và tạo môi trường phát triển cho thị trường giao dịch tập trung nhằm mục tiêu phát triển về quy mô chất lượng hoạt động cho TTCK, duy trì trật tự, an toàn cho thị trường, mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập...

Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) là thị trường giao dịch chứng khoán được thực hiện tại một địa điểm tập trung gọi là sàn giao dịch (trading floor) hoặc thông qua hệ thống máy tính. Các chứng khoán được niêm yết giao dịch tại SGDCK thông thường là các chứngkhoán của các công ty lớn, có danh tiếng và đã trải qua thử thách trên thị trường và đáp ứngđược các tiêu chuẩn niêm yết do SGDCK đặt ra.

Người môi giới của các công ty chứng khoán (môi giới giao dịch) tập trung tại sàn giao dịch, họ nhận lệnh mua bán từ công ty chuyển tới, đưa lệnh đăng ký vào sổ lệnh của người môi giới lập giá tại quầy giao dịch. Người môi giới lập giá nhận lệnh và đưa kết quả giao dịch cho những lệnh phối kết được (những lệnh mua - bán khớp nhau về giá của cùng một loại chứng khoán).

Ngày nay, hầu hết các SGDCK thực hiện giao dịch bằng hệ thống mạng máy tính đường dài, lệnh mua bán được đưa vào máy tính t ại các văn phòng giao dịch của các công ty chứng khoán. Qua mạng máy tính, lệnh được chuyển tới máy chủ của SGDCK. Máy chủ tự động dò tìm các lệnh phối kết và đưa ra kết quả giao dịch cho những lệnh mua bán gặp nhau về giá. Những SGDCK này không có môi giới giao dịch tập trung, do đó không còn cần thiết phải có sàn giao dịch.

3.2. Giải pháp cho thị trường chứng khoán 3.2.1. Hoàn thiện về mặt tổ chức

Thứ nhất, cần có quy định nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu của SGDCK để SGDCK trở thành một tổ chức tự quản đúng nghĩa theo mô hình thành viên hoặc mô hình công ty cổ phần như thông lệ quốc tế.

Mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn thuộc sở hữu 100% vốn nhà nước mặc dù đã nâng cao đáng kể khả năng tự chủ và độc lập của SGDCK so với mô hình đơn vị sự nghiệp có thu trước đây, tuy nhiên, cần đẩy nhanh tiến độ đa dạng hoá sở hữu của SGDCK bằng cách sớm chuyển một phần vốn nhà nước sang cho các thành viên khác của thị trường sở hữu, trước hết là các công ty chứng khoán thành viên. Đây cũng là vấn đề mà một số SGDCK của các nước theo mô hình sở hữu thuộc 100% vốn nhà nước trong giai đoạn đầu thực hiện.

Thứ hai, trong mô hình phát triển tiếp theo của SGDCK, cần nghiên cứu việc cổ phần hoá tiến tới đại chúng hoá SGDCK gắn với mục tiêu niêm yết SGDCK.

Xu hướng chuyển đồi các SGDCK thành sở hữu tư nhân, nghĩa là chuyển đổi từ cơ cấu câu lạc bộ (membership) hay cơ cấu tổ chức giống như hợp tác thành các công ty cổ phần và tiến tới thành các công ty niêm yết là xu hướng rất phát triển của các SGDCK trên thế giới. Hầu hết các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán đều khuyến khích (thậm chí bắt buộc như trong trường hợp Philippines) vì cho rằng, mục đích của quá trình này là giải phóng SGDCK khỏi những lợi ích cục bộ và đưa các Sở này tiến tới chịu những áp lực thương mại. Khi được giải phóng theo cách này, các SGDCK sẽ tập trung vào phát triển toàn bộ thị trường chứ không dành quá nhiều thời gian làm trung lập trong cuộc đấu tranh vì lợi ích cục bộ. Mặt khác, việc tiến tới bước cuối cùng là trở thành một tổ chức niêm yết trên thị trường, xét từ kinh nghiệm của các SGDCK đã được niêm yết là rất quan trọng, bởi vì chỉ thay đổi cơ cấu để các thành viên trở thành chủ sở hữu không giải phóng SGDCK khỏi những lợi ích cục bộ. Để làm được điều này, cần tách biệt người sử dụng với chủ sở hữu, và chỉ đạt được điều này sau khi bán cổ phiếu cho một nhóm lớn những người không phải trung gian môi giới chứng khoán, và là các cổ đông công chúng.

Thứ ba, cần xây dựng các quy định pháp luật tiến tới hợp nhất SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh và TTGDCK Hà Nội để tăng tính cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh tài chính khốc liệt trên thế giới và khu vực.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của nhóm Ủy ban chứng khoản đang lập dự thảo sơ bộ chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011-2020 đưa ra quan điểm vẫn duy trì 2 SGDCK như hiện nay nhưng không phân biệt điều kiện niêm yết mà quy định điều kiện niêm yết như nhau để tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa 2 Sở. Tất cả thông tin liên quan đến TTCK phải được cung cấp đầy đủ, công khai minh bạch, chính xác trên trang web của UBCK.

Thứ tư, về quy mô: cần sắp xếp các CTCK có qui mô quá nhỏ, năng lực tài chính yếu bằng biện pháp tái cấu trúc các CTCK theo hướng nâng cao yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, yêu cầu về cơ sở vật chất, năng lực quản trị công ty và nguồn nhân lực, song song với việc thực hiện sát nhập, mua lại… để giảm bớt về số lượng CTCK, hướng một số CTCK lớn phát triển thành Tập đoàn, cũng như các nhà tạo lập thị trường.

Thực tế hiện nay trên TTCK Việt Nam có 105 CTCK, xét về thị phần môi giới cổ phiếu cho khối nhà đầu tư nước ngoài, thì 10 CTCK đứng đầu đã chiếm tới 95,18%, nếu xét thị phần môi giới cho khối nhà đầu tư trong nước, thì 10 CTCK đứng đầu đã chiếm 48,18%(6). Như vậy rõ ràng thị phần cho 95 CTCK còn lại là quá nhỏ, trong đó có một số công ty vốn điều lệ rất thấp, hiệu quả kinh doanh chủ yếu là hoạt động tự doanh.

3.2.2. Hoàn thiện khung pháp lý

Có thể xem hành lang pháp lý là rào chắn bảo đảm cho thị trường chứng khoán hoạt động nhịp nhàng, có hiệu quả. Nếu một hoạt động nào đó trong thị trường chứng khoán không được pháp lý điều chỉnh thì thị trường sẽ trở nên hỗn loạn. Vì vậy, chỉ có bằng luật pháp và bằng các quy chế

mang tính pháp lý chặt chẽ thì thị trường chứng khoán mới thực sự trở thành nơi đầu tư lành mạnh, mới khuyến khích người dân đầu tư mạnh mẽ vào các chứng khoán và do đó mới huy động tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong dân để phát triển sản xuất. Đây cũng là mục đích cuối cùng với thị trường chứng khoán.

Thực tế thị trường đang đòi hỏi sớm có các quy định hướng dẫn các nghiệp vụ chứng khoán trọng yếu như giao dịch ký quỹ, giao dịch bán khống có quản lý (cơ chế vay, cho vay chứng khoán), giao dịch mua - bán bắt buộc, các quy định hướng dẫn tổ chức thực hiện và giao dịch chứng khoán phái sinh như quyền chọn, hợp đồng tương lai...

3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của SGDCK

Nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức tự quản, hiện đại hóa và tăng cường năng lực hệ thống công nghệ tại các Sở giao dịch, Trung tâm LKCK, hoàn thiện và phát triển hệ thống giám sát 2 cấp, giám sát giao dịch tự động (trong và sau giờ giao dịch), tự động hóa hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ (rút ngắn chu kỳ thanh toán), xây dựng hệ thống đăng ký lưu ký 1 cấp, xây dựng và phát triển hệ thống công bố thông tin tự động. Cần nâng cao và chuẩn hóa hệ thống công nghệ thông tin để việc xử lý nhanh, chính xác và rút ngắn thời gian giao dịch nhằm tạo thanh khoản nhanh trên thị trường.

Ủy ban chứng khoản đang nghiên cứu kéo dài thời gian giao dịch lên cả ngày, đồng thời cho phép các nhà đầu tư mua bán cùng 1 loại cổ phiếu trong 1 phiên giao dịch.

3.2.4. Củng cố khả năng giao dịch trên thị trường:

a.Phát triển các công cụ nhằm tạo tính thanh khoản cao trên TTCK

Trong 10 năm thị trường vận hành, sự liên thông với TTCK thế giới rất lớn, song sản phẩm mới lại rất nghèo nàn, cơ quan quản lý cần sớm chuẩn bị cho sự ra đời và phát triển của chứng khoán phái sinh: hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hoạt động swap, các công cụ của chứng khoản phái sinh cho phép nhà đầu tư có nguồn vốn giới hạn mở rộng hoạt động đầu tư của mình trên thị trường đồng thời với các công cụ này sẽ tạo tính thanh toản cao trên TTCK.

Ưu điểm của công cụ phái sinh:

Thứ nhất, thị trường sản phẩm phái sinh cho phép những người muốn làm giảm rủi ro của mình chuyển giao rủi ro cho những người sẵn sàng chấp nhận nó, đó là những nhà đầu cơ. Vì vậy, thị trường này rất có hiệu quả trong việc phân phối lại rủi ro giữa các nhà đầu tư, không có ai cần phải chấp nhận một mức rủi ro không phù hợp với bản thân mình. Và cũng vì thế mà họ sẵn sàng cung cấp nhiều vốn hơn cho thị trường tài chính, điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, phát huy khả năng huy động vốn và giảm chi phí sử dụng vốn.

Bên cạnh đó, thị trường các sản phẩm phái sinh cũng là một công cụ hiệu quả cho hoạt động đầu cơ. Bởi người muốn phòng ngừa rủi ro phải tìm được một người khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, tức là rủi ro của người muốn phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Tại sao các giao dịch này lại có thể được thực hiện, khi mà thực tế rõ ràng là khi một bên có lợi

thì tất yếu bên còn lại sẽ không thể tránh khỏi những thiệt hại? Bởi mỗi nhà đầu tư có một “khẩu vị rủi ro” khác nhau, khả năng chấp nhận rủi ro cũng khác nhau. Tuy nhiên, ai cũng có mong muốn là giữ cho các khoản đầu tư của mình ở một mức rủi ro có thể chấp nhận được. Và thế là họ gặp nhau và tiến hành việc chuyển giao một phần rủi ro của mình cho đối tác.

Tuy nhiên, cùng với việc phát triển các công cụ phái sinh cần có chính sách quản lý, giám sát nhằm tránh tình trạng mua bán khống và gây lũng đoạn thị trường.

Hiện nay, Ủy ban chứng khoán đang soạn thảo, lấy ý kiến và chuẩn bị ban hành hướng dẫn chi tiết đối với các giao dịch ký quỹ, giao dịch repo hướng tới việc nhà đầu tư có thể mở nhiều tài khoản tại các công ty chứng khoán khác nhau. Do đó, sự kỳ vọng vào một cơ chế giao dịch thông thoáng và thủ tục hợp lý là điều tất yếu đối với những thành viên đang và muốn tham gia thị trường này. Thời gian vừa qua, dự thảo thông tư về giao dịch ký quỹ của Ủy ban Chứng khoán gần đây đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các thành viên tham gia thị trường. Người viết đánh giá cao chủ trương sớm đưa giao dịch ký quỹ vào thực hiện, nhưng cũng không tránh khỏi băn khoăn, khi còn có không ít vấn đề trong dự thảo nêu ra chưa thấu tình đạt lý, hoặc thiếu cơ sở thực tiễn.

b. Xây dựng hệ thống ngân hàng đa năng và tạo tính thanh khoản cao

TTCK phát triển mạnh dựa trên tính thanh khoản của thị trường phần lớn liên quan đến ngân hàng ví dụ như chính sách cho vay để mua chứng khoán, hoạt động đầu tư của ngân hàng đối với chứng khoán, tỷ lệ tín dụng cho kinh doanh chứng khoán trên tổng tín dụng của các định chế tài chính, tỷ lệ tối đa cho vay dựa trên thế chấp bằng chứng khoán, sử dụng đòn bẩy tài chính trong kinh doanh chứng khoán…Do đó, các chính sách liên quan đến ngân hàng đều ảnh hưởng tính thanh khoản trên thị trường và một phần tác động đến thị trường chứng khoán. Đồng thời ngân hàng cần cung cấp thêm các sản phẩm tài chính tạo điều kiện cho nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c.Xây dựng lãi suất chuẩn

Một trong những thành tố quan trọng nhất của quyết định đầu tư trên thị trường chứng khoán là lãi suất. Lãi suất thay đổi sẽ tác động lợi ích kinh tế của nhà đầu tư và do đó ảnh hưởng đến giá cả chứng khoán. Chẳng hạn, đối với trái phiếu, giá trái phiếu sẽ giảm khi lãi suất thị trường tăng và ngược lại. Lãi suất chuẩn này được sử dụng như một thước đo để xác định mức lãi suất hiện hành của thị trường, chiều hướng vận động trong tương lai của lãi suất. Thế nhưng, để lãi suất của các công cụ tài chính này có thể giữ vai trò định hướng của lãi suất tham chiếu, cần phải:

Một là, phải từng bước nới lỏng việc kiểm soát tiền tệ và lãi suất, tiến tới tự do hoá hoàn toàn lãi suất để lãi suất không bị bóp méo và phản ánh đúng giá trị thực của thị trường.

Hai là, lãi suất của trái phiếu chính phủ dùng làm lãi suất chuẩn phải được định giá trên cơ sở tham khảo lãi suất LIBOR, lãi suất được xem là lãi suất chuẩn trên các thị trường tài chính quốc tế.

Ba là, phải phát hành với số lượng lớn, đều đặn loại trái phiếu chính phủ ngắn hạn với kỳ hạn 3 tháng để giúp thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất cao nhất và thấp nhất, giữa lãi suất thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, tạo cơ sở hình thành lãi suất chuẩn.

d. Tăng nguồn cung chứng khoán

Trên cùng 1 thị trường, khi hàng hóa được trao đổi càng đa dạng và phong phú thì khách hàng sẽ có nhiều quyết định đầu tư, phân bổ nguồn lực tài chính vào nhiều mặt hàng. Qua đó, các nhà đầu tư có thể phân tán rủi ro trong việc đầu tư vào danh mục các cổ phiếu.

Trên thực tế, hiện nay nhà nước ta đã khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước cũng như ngoài quốc doanh thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp. Điều này ngoài việc góp phần làm đa dạng danh mục chứng khoán đầu tư trên thị trường, còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận cách thức thu hút vốn đầu tư và hoạt động có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, sức hấp dẫn của thị trường trong thời gian qua phần nào bị ảnh hưởng do tốc độ cổ phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước có phần chậm lại.Cần sớm thúc đẩy nhiều doanh nghiệp lớn lên sàn trong năm 2010 sẽ giúp thị trường tăng sức hút đối với các nguồn vốn gián tiếp.

Trong đó :

* Xây dựng và ban hành kịp thời các cơ chế, chính sách xác định giá trị tài sản doanh nghiệp, giải quyết công nợ khó đòi, cơ chế thực hiện quyền sở hữu của nhà nước trên số cổ phần nhà nước hiện tại có các công ty cổ phần để giải toả kịp thời các vướng mắc phát sinh hiện nay trong quá trình chuyển đổi cơ cấu sở hữu.

* Các chủ trương chính sách đổi mới doanh nghiệp phải thể hiện quyết tâm chính trị cao để đoạn tuyệt hẳn với quan niệm xem cổ phần hoá là bỏ vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh. Quan điểm này là nguồn gốc nảy sinh tư tưởng chần chừ do dự hoặc thực hiện cổ phần hoá, tư nhân hoá không triệt để.

* Xoá bỏ tận gốc tư tưởng kỳ thị, phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế dân doanh thể hiện trong các chủ trương, chính sách.

* Kiên quyết cắt đứt tín dụng ưu đãi khi con đường tiếp cận tới nguồn ưu đãi bị cắt đứt, khi ngân hàng có thể tự lựa chọn khách hàng và áp đặt mức lãi suất theo mức độ rủi ro được chính ngân hàng thẩm định từ dự án, từ doanh nghiệp, tất yếu các doanh nghiệp nhà nước sẽ hoạt động có hiệu quả hơn để tự tồn tại và phát triển.

e. Nâng cao khả năng thu hút các nhà đầu tư

Thành tố quan trọng nhất của thị trường là các NĐT, cần phát triển các quỹ đầu tư, công ty đầu tư theo hướng đa dạng hóa các loại hình quỹ, thành lập các tổ chức phụ trợ (định mức tín nhiệm, đăng ký chuyển nhượng, thanh toán). Phát triển hệ thống NĐT tổ chức, ngân hàng, tài chính - chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư hưu trí, đi đôi với chuyên nghiệp hóa các NĐT cá thể...

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM, CÁC GIẢI PHÁP KIỆN TOÀN HỆ THỐNG VÀ TẠO MÔI TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH TẬP TRUNG TẠI VIỆT NAM (Trang 31)