- Từ bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương sẽ được chuyển cho kế toán tập hợp giá thành, làm căn cứ để vào sổ tập hợp chi phí sản xuất TK
2.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
phẩm dở dang
2.1.4.1 Kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang
Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cuối cùng đều được tập hợp vào bên nợ tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản 154 được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí, từng sản phẩm…
TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tập hợp chi phí phát sinh trong kỳ. Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm.
Tổng giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
SDCK: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành.
e)Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm.
Các doanh nghiệp sản xuất thường có quy trình công nghệ sản xuất liên tục và xen kẽ nhau, nên ở thời điểm cuối tháng, cuối quý, cuối năm thường có một khối lượng sản phẩm đang sản xuất dở dang. Trong trường hợp này CPSX tập hợp trong kỳ không chỉ liên quan đến cả những công việc đã hoàn thành trong kỳ mà còn liên quan đến cả những công việc đang sản xuất dở dang.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần CPSX một trong những yếu tố quyết định tính trung thực hợp lý của giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Tuy nhiên việc đánh giá sản phẩm dở dang là một công việc phức tạp vì mức độ hoàn thành của chúng không đồng nhất, không hạch toán riêng được.
Hơn nữa, do đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất, do tính chất của từng loại sản phẩm dở dang khác nhau do vậy muốn đánh giá chính xác được sản phẩm phải tổ chức tốt công tác kiểm kê xác định khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, đánh giá xác định mức độ hoàn thành của chúng phải áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất.
• Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc chi phí NVL trực tiếp
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí gia công chế biến (CPNCTT, CPSXC,…) tính cả cho giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Chi phí NVL chính phân bổ cho SPDD cuối kỳ = Chi phí NVL chính của SPDD đầu kỳ + Chi phí NVL chính phát sinh trong kỳ x SỐ lượng SPDD cuối kỳ Số lượng thành phẩm + SỐ lượng SPDD cuối kỳ
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất có chí phí NVL chính (NVL trực tiếp) chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, xác định chi phí SPDD cuối kỳ được kịp thời phục vụ cho việc tính giá thành nhanh chóng.
Hạn chế của phương pháp này là kết quả đánh giá sản phẩm dở dang có mức độ chính xác thấp do không tính chi phí chế biến cho SPDD, nên giá thành của thành phẩm cũng kém chính xác.
• Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Trước hết cần căn cứ khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho SPDD theo nguyên tắc:
Đối với CPSX bỏ vào một lần như chi phí NVL trực tiếp (NVL chính) thì tính cho CPSX SPDD theo công thức:
Chi phí NVL chính trong SPDD = Chi phí NVL chính trong SPDD đầu kỳ + Chi phí NVL chính phát sinh trong kỳ x SỐ lượng SPDD cuối kỳ Số lượng thành phẩm + SỐ lượng SPDD
Đối với chi phí khác bỏ dần trong quá trình sản xuất, chế biến như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SXC thì được tính theo công thức:
Chi phí khác của sản phẩm dở dang cuối kỳ = Chi phí khác dở dang đầu kỳ + Chi phí khác phát sinh trong kỳ x SỐ lượng Sản phẩm hoàn thành tương đương Số lượng sản phẩm thành phẩm + SỐ lượng SPDD quy đổi ra SPHT Trong đó: Số lượng sản phẩm hoàn thành tương = Số lượng sản phẩm dở dang x Mức độ hoàn thành SVTH: Dương Thị Thúy Hạnh 47 Lớp: KT3 K40
đương
Phương pháp này phù hợp với doanh nghiệp có khối lượng dở dang lớn, chênh lệch SPDD đầu kỳ, cuối kỳ nhiều, chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn, có thể dễ dàng quy đổi SPDD thành sản phẩm hoàn thành tương đương.
Sử dụng phương pháp này kết quả tính toán chính xác cao, song quá trình tính toán phức tạp, tốn nhiều thời gian.
• Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
Phương pháp này thường được áp dụng đối với những loại sản phẩm có chi phí chế biến chiếm tỉ trọng thấp trong tổng chi phí, nhằm mục đích đơn giản cho việc tính toán. Thực chất, đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng tương đương, trong đó giả định SPDD đã hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Giá trị sản phẩm dở dang chưa hoàn thành =
Giá trị NVL chính nằm trong SPDD x 50% chi phí chế biến tính cho SPDD
• Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức
Phương pháp này áp dụng thích hợp với hệ thống kế toán CPSX và tính GTSP theo định mức – một hệ thống kế toán chi phí và giá thành linh hoạt hơn. Trong hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành theo thực tế, phương pháp này chỉ thích hợp với những sản phẩm đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý.
Kế toán căn cứ vào khối lượng SPDD đã kiểm kê, xác định từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức khối lượng sản phẩm từng công đoạn sau đó tập hợp lại cho từng sản phẩm.
Căn cứ vào số liệu của bảng phân bổ chi phí sản xuất, bảng đánh giá SPDD, kế toán lập bảng kê số 4 (TK 154) – tập hợp CPSX của từng xí nghiệp trong Công ty. Bảng kê này được lập chi tiết cho từng loại sản phẩm sản xuất.
Từ bảng kê số 4, các bảng phân bổ CPNVLTT, bảng phân bổ CPNCTT, bảng phân bổ CPSXC, và các chứng từ có liên quan, kế toán phản ánh vào Nhật ký Chứng từ số 7 ( mở cho từng xí nghiệp).
Cuối kỳ, từ Nhật ký Chứng từ số 7 chi tiết cho từng xí nghiệp, kế toán sẽ vào Nhật ký Chứng từ số 7 tổng hợp số liệu toàn Công ty. Căn cứ vào Nhật ký Chứng từ số 7 tổng hợp kế toán tiến hành vào sổ Cái các TK liên quan (sổ Cái TK 621, 622, 627 …) và sổ Cái TK 154.
2.1.4.2 Tổng hợp chi phí sản xuất chung
Đến cuối tháng kế toán kết chuyển các chi phí sản xuất vào TK 154, cụ thể định khoản như sau :
Nợ TK 154 2.486.865.740 Có TK 621 2.182.274.472 Có TK 622 63.348.069 Có TK 627 241.243.199
Vậy chi phí sản xuất trong kỳ là : 2.486.865.740