Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thép Hà Nội (Trang 28)

2.1.2.1 Nội dung

CPNCTT là những khoản tiền phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các hoạt động lao vụ dịch vụ bao gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm, phụ cấp thêm giờ, tiền ăn giữa ca…), các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động.

Chi phí tiền lương được xác định cụ thể tùy thuộc hình thức tiền lương sản phẩm hay lương thời gian mà doanh nghiệp áp dụng. Số tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất cũng như các đối tượng lao động khác thể hiện trên bảng tính và thanh toán lương, được tổng hợp phân bổ cho các đối tượng kế toán CPSX trên bảng phân bổ tiền lương do kế toán theo dõi tiền lương thực hiện.

2.1.2.2 Tài khoản sử dụng

Để hạch toán CPNCTT kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp CPSX (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm…). Kết cấu của tài khoản này như sau:

TK 622 - CPNCTT tiếp tham gia quá

trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ lao vụ

- Kết chuyển CPNCTT tham gia quá trình sản xuất vào TK 154 -Kết chuyển CPNCTT vượt định mức bình thường vào TK 632

2.1.2.3 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết

Công ty Cổ phần Thép Hà Nội, chi phí NCTT là những khoản tiền lương phải trả theo số ngày công của công nhân trực tiếp sản xuất, bao gồm: tiền lương cơ bản, tiền lương nghỉ phép, nghỉ lễ, tiền công nghỉ ốm, tiền làm công phát sinh, tiền ăn, tiền phụ cấp làm đêm. Việc tính đầy đủ tiền công, phân phối tiền lương một cách hợp lý sẽ khuyến khích người lao động có trách nhiệm hơn với công việc được giao.

Để tập hợp chi phí NCTT kế toán sử dụng TK 622 chi tiết cho từng tổ.

Để hạch toán tiền lương sử dụng TK “334 – phải trả người lao động” và khoản trích theo lương sử dụng TK “338 – phải trả, phải nộp khác”. Các khoản này bao gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ.

3382: KPCĐ: tính 2% trên lương thực tế trích cả vào chi phí sản xuất 3383: BHXH: tính 22% trên lương cơ bản (15% tính vào chi phí sản xuất, 7% trừ vào lương của người lao động)

3384: BHYT: tính 4,5% trên lương cơ bản (3% tính vào chi phí sản xuất, 1,5% trừ vào lương của người lao động).

Trình tự hach toán:

Đối với công nhân trực tiếp sản xuất áp dụng hình thức tính lương theo sản lượng và lương thời gian. Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công của tổ trưởng cho từng công nhân kết hợp với sự rà soát của kế toán tại các phân xưởng hoàn thiện bảng chấm công và các chứng từ liên quan chuyển lên cho kế toán tiền lương để lập bảng thanh toán tiền lương.

Đơn giá sản phẩm mỗi công đoạn khác nhau do tính chất khác nhau và được phòng kế toán thực hiện tính toán.

Để tập chi phí NCTT, kế toán Công ty sử dụng các chứng từ như:

•Bảng chấm công

•Bảng thanh toán lương và bảo hiểm xã hội

•Bảng phân bổ lương và BHXH

Hàng ngày, tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi thời gian sản xuất, chấm công cho từng công nhân. Ví dụ: Trích “Bảng chấm công” (Biểu mẫu 2.9)

Căn cứ vào sổ sản lượng của công nhân ghi hàng ngày theo số đồng hồ làm việc, kế toán thống kê tại xí nghiệp kiểm tra lại sau đó quy đổi số đồng hồ theo công thức:

Số lượng = Số đồng hồ x Trọng lượng của mặt hàng

Trong đó:

•Số đồng hồ là số điểm công nhân làm được trong một ngày công của một người.

•Trọng lượng của mặt hàng được sản xuất trong tháng.

Trích quy định quy đổi công điểm của công nhân

Số ca Số điểm

Ca 1 4

Ca 2 4

Ca 3 8

CÔNG TY CP Thép Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thép Hà Nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w