Quảng Bình
3.2.1. Tình hình phát triển thủ công nghiệp ở tỉnh Quảng Bình
Trong quá trình phát triển ngành nghề TTCN ở Quảng Bình, làng nghề đóng vai trò làm nòng cốt. Các làng nghề của Quảng Bình xuất hiện khá sớm, dần dần hình thành các làng nghề truyền thống. Theo một số tài liệu thì từ thời nhà Lý cả nƣớc có 64 làng nghề, riêng Quảng Bình có 15 làng nghề.
Trong những năm qua, Quảng Bình đã có nhiều chủ cơ sở sản xuất và hộ cá thể gia đình mạnh dạn đầu tƣ hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ đồng để phát triển sản xuất, điển hình nhƣ: Xí nghiệp chế biến Tơ tằm Minh Thành, chế biến nguyên liệu mây Phƣơng Bắc, Sản xuất nƣớc tinh khiết Suối Mơ, Sơ chế mũ cao su Lê Hoá (Tuyên Hoá); Bên cạnh đó còn rất nhiều doanh nghiệp chế biến các sản phẩm thuỷ sản ăn liền, chế biến nƣớc mắm, nƣớc tinh khiết, chế biến mủ cao su, sản xuất các sản phẩm composit, sản xuất mộc mỹ nghệ, đóng và sữa chữa tàu thuyền, gia công cơ khí ...và hàng trăm dự án phát triển sản xuất khác, góp phần vào sự tăng trƣởng kinh tế địa phƣơng, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động và tăng thu nhập cho bà con ở địa bàn nông thôn.
Nhằm hỗ trợ nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất, giai đoạn 2005- 2009 nguồn kinh phí khuyến công đã tham gia hỗ trợ đào tạo 4000 lao động, chủ yếu là các ngành nghề: mây tre đan; nón lá; thêu ren; may công nghiệp;
58
đóng tàu thuỷ. Đến nay số lƣợng lao động đƣợc đào tạo có việc làm ổn định. Nguồn kinh phí khuyến công cũng đã hỗ trợ cho hàng trăm lƣợt cơ sở thay đổi công nghệ, đầu tƣ mở rộng phát triển sản xuất. Các cơ sở, doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến công đã mạnh dạn đầu tƣ mở rộng cơ sở, thay đổi công nghệ, đào tạo lao động và đặc biệt là thay đổi phƣơng thức sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn trong tình hình mới. Bên cạnh đó, khuyến công còn động viên và huy động các nguồn lực trong nƣớc và ngoài nƣớc tham gia hoặc hỗ trợ các tổ chức các nhân đầu tƣ sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của cả nƣớc và từng địa phƣơng. Sự phát triển nghề, làng nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn ở Quảng Bình đã khởi sắc đáng kể. Sự phát triển nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp dựa trên sự phát triển đồng thời các loại hình kinh tế nhƣ HTX tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tƣ nhân...
3.2.2. Tình hình phát triển TTCN Huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
3.2.2.1. Quy mô, tốc độ phát triển TTCN
Sản xuất CN-TTCN qua 03 năm (2011 – 2013) tuy gặp rất nhiều khó khăn, bất lợi nhƣ giá nguyên vật liệu, điện, than, xăng, dầu đầu vào tăng, lãi suất tín dụng ở mức cao, hàng tồn kho lớn,… đã ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên đƣợc sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nƣớc, chủ trƣơng phát triển Công nghiệp – TTCN của tỉnh nói chung và huyện Quảng Trạch nói riêng, cùng với sự nỗ lực cố gắng của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đã duy trì và đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh các mặt hàng TTCN, thủ công mỹ nghệ truyền thống, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến Nông – Lâm - Thủy sản, phát triển dịch vụ vận tải thƣơng mại, cơ khí nhỏ và tích cực triển khai thực hiện chƣơng
59
trình CN-TTCN và ngành nghề nông thôn. Các làng nghề truyền thống đƣợc công nhận đã tiếp tục phát huy có hiệu quả. Vì vậy, giá trị CN-TTCN trong 3 năm có xu hƣớng tăng mạnh, từ 891 tỷ 838 triệu đồng năm 2011 tăng lên 1.045 tỷ 601 triệu đồng vào năm 2012, tiếp tục tăng 1.186 tỷ 610 triệu đồng năm 2013; Bình quân 3 năm tăng 15,36%, trong đó tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến.
60
Bảng 3.6: Cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế và ngành công nghiệp
ĐVT: Cơ sở Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 BQ Tổng số 7,825 8,483 8,594 108.41 101.31 104.86
Phân theo thành phần kinh tế
- Tập thể 7 7 6 100 85.71 92.86
- Tƣ nhân 43 45 42 104.65 93.33 98.99
Công ty cổ phần 8 8 8 100 100 100
Công ty TNHH 20 22 23 110 104.55 107.27
Doanh nghiệp tƣ nhân 15 15 11 100 73.33 86.67
- Cá thể 7,775 8,431 8,546 108.44 101.36 104.90
Phân theo ngành công nghiệp
Công nghiệp khai thác 330 282 287 85.45 101.77 93.61
Khai khoáng khác 330 282 287 85.45 101.77 93.61
Công nghiệp chế biến 7,448 8,160 8,267 109.56 101.31 105.44
61
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Trạch
Sản xuất đồ uống 423 463 468 109.46 101.08 105.27
Dệt 15 16 16 106.67 100 103.33
Sản xuất trang phục 362 397 402 109.67 101.26 105.46
CB gỗ, SX SP từ gỗ, tre, nứa, tết bện… 4,951 5,426 5,500 109.59 101.36 105.48
SX giấy và sản phẩm từ giấy 1 1 1 100.00 100.00 100.00
In, sao chép bản ghi các loại 5 5 6 100.00 120.00 110.00
SX hoá chất và các SP hoá chất 2 2 2 100.00 100.00 100.00
SX SP từ khoáng phi kim loại 69 76 77 110.14 101.32 105.73
SX sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 219 240 243 109.59 101.25 105.42
SX phƣơng tiện vận tải khác 3 3 3 100.00 100.00 100.00
SX giƣờng, tủ, bàn, ghế 424 464 470 109.43 101.29 105.36
Sản phẩm chế biến, sửa chữa khác 110 120 120 109.09 100.00 104.55
62
3.2.2.2. Chất lượng phát triển TTCN
- Về giá trị sản xuất: Trong thời gian qua, TTCN ở huyện Quảng Trạch có hƣớng phát triển tốt. Bảng 3.7 cho ta thấy, giá trị sản xuất TTCN đều tăng trong 03 năm (2011 – 2013), giá trị sản xuất TTCN năm 2011 là 891.838 triệu đồng và tăng lên 1.186.610 triệu đồng năm 2013; tăng bình quân 15,36%/năm, trong đó, công nghiệp chế biến chiếm giá trị sản xuất ở mức lớn 881.983 triệu đồng năm 2011 tăng lên 1.072.511 triệu đồng năm 2013, tăng bình quân 14,97%; tiếp theo là chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, tết bện đạt giá trị 642.113 triệu đồng năm 2013, tăng 111.981 triệu đồng so với năm 2011.
Bảng 3.7: Gía trị sản xuất TTCN theo giá so sánh qua các năm
ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) 12/11 13/12 Bình quân TỔNG SỐ 891,838 1,045.601 1,186.610 117.24 113.49 115.36
1. Công nghiệp khai thác 47,464 50,135 72,281 105.63 144.17 124.90
Khai khoáng khác 47,464 50,135 72,281 105.63 144,17 124.90
2. Công nghiệp chế biến 811,983 958,286 1,072.511 118.02 111.92 114.97
Sản xuất, chế biến thực phẩm 112,490 168,160 190,745 149.49 113.43 131.46 Sản xuất đồ uống 923 1,588 2,222 172.05 139.92 155.99 Dệt 993 654 621 65.86 94.95 80.41 Sản xuất trang phục 16,353 19,030 21,503 116.37 112.10 114.68 CB gỗ, SX SP từ gỗ, tre, nứa, tết bện… 530,132 578,018 642,113 109.03 111.09 110.06 SX giấy và sản phẩm từ giấy 0 863 943 - 109.27 -
In, sao chép bản ghi các loại 808 1,335 1,388 165.22 103.97 134.60
63
SX SP từ khoáng phi kim loại 8,844 8,985 13,049 101.59 145.23 123.41
SX kim loại 431 308 305 71.46 99.03 85.24
SX sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 24,939 28,390 33,735 113.84 118.83 116.33
SX phƣơng tiện vận tải khác 16,370 17,619 18,434 107.63 104.63 106.13
SX giƣờng, tủ, bàn, ghế 93,209 106,352 119,721 114.10 112.57 113.34
SP chế biến, sữa chữa khác 5,476 25,751 26,434 470.25 102.65 286.45
3. Điện, khí đốt, nƣớc đá 32,391 37,180 41,818 114.78 112.47 113.63
SX nƣớc đá 32,391 37,180 41,818 114.78 112.47 113.63
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Quảng Trạch - Về số lượng lao động trong ngành
Hiện nay ở các ngành nghề này chủ yếu tồn tại 3 loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh đó là công ty TNHH, HTX và hộ sản xuất TTCN. Xét về quy mô thì công ty TNHH có quy mô lớn hơn sau đó đến Hợp tác xã và quy mô nhỏ là hộ sản xuất.
Qua Bảng 3.8 chúng ta thấy, số lƣợng lao động ở các cơ sở sản xuất qua các năm 2011- 2013 có xu hƣớng tăng, bình quân 03 năm tăng 7,19%/năm, số lao động tập trung chủ yếu thành phần kinh tế cá thể và có tăng bình quân hàng năm 9,13%; đặc biệt số lao động chủ yếu tập trung ở ngành công nghiệp chế biến, từ 14.570 lao động năm 2011 tăng lên 16.792 lao động, bình quân tăng 7,47%/năm. Đặc biệt ngành in, sao chép bản ghi các loại có tốc độ tăng bình quân cao nhất là 20,83%/năm. Trong khi đó, một số ngành có lao động tham gia rất thấp từ 2 – 5 lao động nhƣ: sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy; sản xuất phƣơng tiện vận tải... Điều này chứng tỏ, huyện Quảng Trạch phát triển TTCN ở những ngành nghề đơn giản, đòi hỏi trình độ lao động thấp và lại gặp nghiều khó khăn đối với những ngành nghề đòi hỏi trình độ lao động cao, có nhiều nguồn vốn và phƣơng tiện kỹ thuật.
64
Bảng 3.8: Lao động sản xuất TTCN phân theo thành phần kinh tế và ngành công nghiệp
ĐVT:Lao động Năm Chỉ tiêu 2,011 2,012 2,013 So sánh (%) 2012/2011 2013/2012 Bình quân Tổng số 15,443 17,259 17,711 111.76 102.62 107.19
Phân theo thành phần kinh tế
- Tập thể 170 149 171 87.65 114.77 101.21
- Tƣ nhân 2,418 2,264 2,283 93.63 100.84 97.24
Công ty cổ phần 1,763 1,661 1,690 94.21 101.75 97.98
Công ty TNHH 575 530 523 92.17 98.68 95.43
Doanh nghiệp tƣ nhân 80 73 70 91.25 95.89 93.57
- Cá thể 12,855 14,846 15,257 115.49 102.77 109.13
Phân theo ngành công nghiệp
Công nghiệp khai thác 738 734 766 99.46 104.37 101.91
Khai khoáng khác 738 734 766 99.46 104.37 101.91
Công nghiệp chế biến 14,570 16,378 16,792 112.41 102.53 107.47
Sản xuất, chế biến thực phẩm 1,499 1,703 1,743 113.61 102.35 107.98
65
Dệt 24 28 29 116.67 103.57 110.12
Sản xuất trang phục 599 695 715 116.03 102.88 109.45
CB gỗ, SX SP từ gỗ, tre, nứa, tết bện… 8,614 9,883 10,149 114.73 102.69 108.71
SX giấy và sản phẩm từ giấy 2 2 2 100.00 100.00 100.00
In, sao chép bản ghi các loại 8 12 11 150.00 91.67 120.83
SX hoá chất và các SP hoá chất 369 383 450 103.79 117.49 110.64
SX SP từ khoáng phi kim loại 1,426 1,342 1,305 94.11 97.24 95.68
SX sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 409 464 467 113.45 100.65 107.05
SX phƣơng tiện vận tải khác 5 5 5 100.00 100.00 100.00
SX giƣờng, tủ, bàn, ghế 700 812 835 116.00 102.83 109.42
SP chế biến, sữa chữa khác 195 226 228 115.90 100.88 108.39
Điện, khí đốt, nƣớc đá 135 147 153 108.89 104.08 106.49
SX nƣớc đá 135 147 153 108.89 104.08 106.49
66
- Về đầu tư phát triển TTCN
Để phát triển TTCN xứng tầm với tiền năng sẵn có, huyện Quảng Trạch đã xây dựng chƣơng trình, kế hoạch đầu tƣ phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn. Trong những năm qua huyện Quảng Trạch đã đầu tƣ rất nhiều dự án vào các ngành nghề sản xuất, dịch vụ: Mây, tre xuất khẩu, mộc mỹ nghệ, dây đai nẹp nhựa, may nón, đóng tàu, sữa chữa tàu thuyền, gia công cơ khí, sữa chữa ôtô, bê tông đúc sẵn, khai thác vật liệu xây dựng, chế biến hải sản; tổng số vốn đầu tƣ lên gần 10 tỷ đồng. Một số dự án đi vào sản xuất mang lại hiệu quả cao nhƣ: Đóng tàu thuyền Cảnh Dƣơng; dây đai nẹp nhựa (Quảng Thuận); chế biến hải sản Tân Phú (Quảng Phú), Xuân Hoà (Quảng Xuân), Tân Mỹ (Quảng Phúc)... đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực; thúc đẩy sản xuất phát triển, đƣa tốc độ tăng trƣởng của khu vực ngành nghề TTCN ngoài quốc doanh luôn đạt ở mức khá cao và ổn định, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.
- Công tác đào tạo nghề
Thời gian qua, huyện đã phối hợp với dự án DPPR, trung tâm giới thiệu việc làm – Liên minh HTX tỉnh Quảng Bình, Trung tâm khuyến công và xúc tiến thƣơng mại Sở Công thƣơng đào tạo nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ lá nón, lá dừa cách điệu, mây, tre cho lao động tại các xã nhƣ: Quảng Tân, Quảng Hải, Quảng Lƣu, Quảng Văn, Quảng Phƣơng, Quảng Tiến… thu hút nhiều học viên tham gia, kết quả đã sản xuất ra nhiều sản phẩm mang lại thu nhập cho gia đình. Thực hiện chủ trƣơng của huyện và sự hỗ trợ của Sở Công thƣơng đã tổ chức đào tạo đƣợc 15 lớp đan mây xiên xuất khẩu, trong đó có 04 lớp đào tạo nghề, 04 lớp nâng cao tay nghề cho xã Quảng Phƣơng và 04 lớp chuyển đổi nghề từ mây lục giác sang mây xiên, 03 lớp nâng cao cho xã Quảng Văn, Quảng Tiến, 16 lớp học may nón, trong đó:
67
Quảng Phƣơng 02 lớp với 104 ngƣời tham gia học tập; Quảng Lƣu: 07 lớp, có 230 ngƣời, xã Quảng Hƣng 07 lớp có 210 ngƣời tham gia học tập.
Đặc biệt, huyện đã tạo điều kiện để công ty TNHH mây tre xuất khẩu Phú Minh - Hƣng Yên mở chi nhánh tại Quảng Trạch, hiện nay công ty đang tiến hành phối hợp với các ban, ngành, địa phƣơng mở các lớp đào tạo nghề, sau đó tiến hành thu mua sản phẩm với quy trình cung cấp nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm.
- Công tác khuyến công
Từ năm 2011 đến 2013, có 10 cơ sở sản xuất TTCN nhƣ doanh nghiệp đóng tàu Công Sáu – Quảng Phú, cơ sở nƣớc mắm Trung Lƣợc – Cảnh Dƣơng, cơ sở cơ khí Nguyễn Ngọc Tình – Cảnh Dƣơng, cơ sở nƣớc mắm Cao Thị Nịnh – Cảnh Dƣơng, doanh nghiệp làm hƣơng Nguyễn Đức Vệ - Quảng Đông, doanh nghiệp cơ khí Công Tâm – Quảng Tùng, cơ sở bún bánh Hà Xuân Thanh – Quảng Thanh, HTX chế biến thủy sản Hòa Vang – Quảng Xuân, cơ sở mộc mỹ nghệ Nguyễn Văn Hùng – Quảng Lộc và cơ sở đầu mối nón lá Nguyễn Tiến Thức – Quảng Thuận đã đƣợc khuyến công tỉnh xét hỗ trợ vốn khuyến công địa phƣơng, với kinh phí gần 410 triệu đồng; khuyến công của huyện hỗ trợ mua thiết bị máy móc 50 triệu đồng.
3.2.3. Phân tích thực trạng phát triển TTCN Huyện Quảng Trạch , tỉnh Quảng Bình
3.2.3.1. Quy hoạch phát triển các ngành nghề TTCN trên địa bàn huyện.
Trong những năm qua, huyện đã tập trung quy hoạch 05 cụm TTCN, ngành nghề nông thôn và 04 điểm trực tiếp sản xuất các mặt hàng tại các địa phƣơng có tiềm năng và đã đƣợc UBND tỉnh có Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể gồm các cụm và các điểm nhƣ:
+ Cụm Tân Cảnh (xã Cảnh Dƣơng); diện tích 10 ha; ngành nghề sản xuất: cơ khí và chế biến hải sản; sử dụng từ năm 2005.
68
+ Cụm Nam Lãnh (xã Quảng Phú); diện tích 10 ha; ngành nghề sản xuất: Cơ khí, chế biến nông - lâm - hải sản và các ngành nghề khác.
+ Cụm trung tâm huyện tại thôn Nhân Thọ (xã Quảng Thọ) ; diện tích 10ha; ngành nghề sản xuất: Cơ khí, chế biến nông - lâm - hải sản, mây tre đan, đồ nhựa.
+ Cụm Vĩnh Phú (xã Quảng Hoà) ; diện tích 05 ha; ngành nghề sản xuất: Cơ khí, chế biến nông - lâm - hải sản.
+ Cụm liên xã (phía Tây huyện) tại thôn Thu Trƣờng (xã Quảng Trƣờng); diện tích 10ha; ngành nghề sản xuất: Cơ khí, gốm, sứ, mộc.
- Ngoài ra có 04 điểm tập trung ở các địa phƣơng có tiềm năng sản xuất các mặt hàng, đó là:
+ Điểm Quảng Phƣơng (tại thôn Pháp Kệ); diện tích 02 ha; ngành nghề sản xuất: Mây tre đan, cơ khí.
+ Điểm Quảng Trung (tại thôn Thƣợng Thôn); diện tích 02 ha; ngành nghề sản xuất: mộc, cơ khí, chế biến nông - lâm - hải sản, may nón.
+ Điểm Quảng Kim (tại thôn Kim Long); diện tích 03 ha; ngành nghề sản xuất: mộc, cơ khí, dịch vụ khác.
+ Điểm Quảng Xuân (tại thôn Xuân Hoà); diện tích 02 ha; ngành nghề sản xuất: chế biến hải sản, mộc, cơ khí.
3.2.3.2. Khai thác sản xuất vật liệu xây dựng