Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 44)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và các tài liệu liên quan

Những số liệu này là những số liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã đƣợc xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện từ năm 2011 - 2013. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những số liệu này đƣợc thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn nhƣ trích dẫn tài liệu tham khảo.

* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp.

Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp đƣợc tổ chức điều tra trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra có tính chất đại diện.

34

- Phƣơng pháp điều tra khảo sát: Phƣơng pháp điều tra khảo sát chủ yếu là điều tra chọn mẫu. Đây là phƣơng pháp thu thập thông tin có hệ thống từ những yếu tố mang tính chất nhân phục vụ mục đích mô tả những thuộc tính của một tổng thể lớn hơn mà những cá nhân đó là thành viên; Với đề tài nghiên cứu này, chúng tôi điều tra khảo sát ngẫu nhiên 100 cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình.

+ Chọn điểm điều tra: Chúng tôi tiến hành điều tra 03 công ty TNHH, 03 Hợp tác xã và 94 hộ sản xuất ngành nghề TTCN trên địa bàn các xã nhƣ: Quảng Thanh; Quảng Phú; Quảng Tiến; Quảng Xuân; Quảng Tùng; Cảnh Dƣơng; Quảng Đông . Trong các xã chúng tôi chọn các làng đại diện cho xã, từ các làng chọn các cơ sở (nhƣ công ty TNHH, HTX, hộ) đại diện.

+Số mẫu điều tra: 100 cơ sở, hộ gia đình

Số mẫu điều tra đƣợc xác định dựa trên số lƣợng hộ, cơ sở sản xuất của các ngành nghề phân bố trong các xã. Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nƣớc (TTCN) năm 2013 là 8.594 cơ sở; chủ yếu tập trung chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, tết bện; sản xuất, chế biến thực phẩm; sản xuất giƣờng, tủ, bàn ghế là 6.929 cơ sở, trong đó chế biến gỗ, sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa, tết, bện 5.500 cơ sở (chiếm 64,00%) cơ sở sản xuất trong toàn huyện chủ yếu tập trung ở các xã Quảng Thọ, Quảng Thuận, Quảng Thanh, Quảng Phú, Quảng Xuân; Quảng Tùng; Cảnh Dƣơng; nghề sản xuất chế biến thực phẩm của huyện có 959 cơ sở (chiếm 11,16%) tập trung chủ yếu ở xã Quảng Thanh; nghề sản xuất giƣờng, tủ, bàn ghế 470 cơ sở (chiếm 5,47%) chủ yếu tập trung ở các xã Quảng Thanh, Quảng Thuận, Quảng Lộc.

Tổng số 8.594 cơ sở chúng tôi chọn 100 cơ sở để điều tra. Số mẫu cụ thể cần chọn của từng nghề đƣợc thể hiện qua biểu Bảng 2.1.

Nội dung của biểu mẫu điều tra gồm: Số khẩu, số lao động, diện tích, đất canh tác, diện tích đất cho ngành nghề, tài sản cố định và vốn dùng trong

35

sản xuất kinh doanh, tình hình sản xuất, tình hình tiêu thụ sản phẩm… Thu thập những thông tin, số liệu này bằng phƣơng pháp quan sát, khảo sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý xã, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình và cơ sở sản xuất.

Bảng 2.1: Số cơ sở ngành nghề, TTCN năm 2013 và số cơ sở điều tra

ĐVT: Cơ sở Chỉ tiêu Số lƣợng 1. Cơ sở năm 2013 8,594 1.1. Công ty 31 1.2. Hợp tác xã 06 1.3. Kinh tế cá thể 8,546

2. Cơ sở điều tra 100

1.1. Công ty 03

1.2. Hợp tác xã 03

1.3. Kinh tế cá thể 94

2.2.2. Phƣơng phá p tổng hơ ̣p, phân tích, so sánh.

2.2.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu và dữ liệu

Trong đề tài này chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê là phƣơng pháp cơ bản. Quá trình phân tích đƣợc tiến hành phân tổ theo các tiêu thức nhƣ: theo quy mô lao động, quy mô vốn, phân tổ theo hình thức tổ chức, theo tính chất ngành nghề, theo vị trí làng nghề…

2.2.2.2. Phương pháp chuyên gia

Là tham khảo ý kiến chuyên môn của cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu để có thêm các luận cứ khoa học hỗ trợ cho các luận điểm khoa học của luận văn.

36

2.2.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp

Thông qua quan sát, tìm hiểu thực tế và các số liệu thứ cấp từ các cơ quan chức năng của huyện, tỉnh, chúng tôi tiến hành phân tích, so sánh sự phát triển của các ngành nghề TTCN, so sánh giữa các năm, so sánh giữa các loại hình tổ chức, giữa các ngành nghề với nhau. Qua đó, đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu, tình hình phát triển ngành nghề TTCN trên địa bàn huyện.

2.2.2.4. Phương pháp dự báo

Phƣơng pháo dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tƣơng lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập đƣợc về phát triển TTCN trong thời gian qua. Khi tiến hành dự báo đã căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu và tình hình phát triển hiện tại để xác định xu hƣớng vận động của các hiện tƣợng trong tƣơng lai nhờ vào một số mô hình toán học (Định lƣợng).

Phƣơng pháp này dựa trên cơ sở nhận xét của những yếu tố liên quan, dựa trên những ý kiến về các khả năng có liên hệ của những yếu tố liên quan này trong tƣơng lai. Phƣơng pháp định tính có liên quan đến mức độ phức tạp khác nhau, từ việc khảo sát tình hình phát triển TTCN của 100 cơ sở điều tra; mô hình dự báo định lƣợng dựa trên số liệu từ năm 2011 đến 2013. Tất cả các mô hình dự báo theo định lƣợng có thể sử dụng thông qua chuỗi thời gian và các giá trị này đƣợc quan sát đo lƣờng các giai đoạn theo từng chuỗi. Trong quá trình phân tích, đánh giá tình hình phát triển TTCN ở huyện Quảng Trạch, chúng tôi vừa sử dụng kết hợp cả phƣơng pháp định tính và định lƣợng để nâng cao mức độ chính xác của dự báo.

2.2.3. Kết hợp các phương pháp Logic và lịch sử để đưa ra quan điểm, giải pháp đẩy mạnh phát triển TTCN tại Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình pháp đẩy mạnh phát triển TTCN tại Huyện Quảng Trạch, Quảng Bình

Quan điểm này, một mặt cho phép nhìn thấy toàn bộ sự vận động, phát triển và của quá trình phát triển ngành nghề TTCN. Qua đó, giúp ta phát hiện

37

những quy luật phát triển tất yếu, những diễn biến lịch sử mang tính phức tạp, quanh co và đầy mâu thuẩn trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhất định. Cũng nhƣ bản chất của nó, trong lịch sử ở một phạm vi nào đó trong quá trình phát triển ngành nghề, TTCN có những diễn biến thành công cũng có những diễn biến đƣợc xem nhƣ là thất bại. Diễn biến đó bao giờ cũng xuất phát từ những nguyên nhân và dẫn đến hệ quả. Bên cạnh đó, lịch sử lôgíc thể hiện trật tự diễn biến mang tính quy luật giúp chúng ta phát hiện nguồn gốc nảy sinh và quá trình diễn biến của đối tƣợng nghiên cứu trong những thời gian, không gian với những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô sản xuất một số ngành nghề TTCN

- Số hộ, cơ sở tham gia sản xuất TTCN.

- Diện tích đất đai, nhà xƣởng phục vụ cho ngành nghề TTCN. - Số lao động tham gia vào các ngành nghề TTCN

- Số vốn thu hút tham gia vào các ngành nghề TTCN. - Doanh thu của các ngành nghề TTCN.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh một số ngành nghề TTCN

- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả: Giá trị sản xuất (GO)/Chi phí trung gian (IC); Giá trị gia tăng (VA)/IC; Lợi nhuận (Pr)/IC, GO/lđ, VA/lđ, Pr/lđ.

- Hiệu quả kinh tế theo quy mô vốn. - Hiệu quả kinh tế theo quy mô lao động.

- Hiệu quả kinh tế theo hình thức tổ chức, theo ngành nghề TTCN, theo vị trí làng nghề.

38

Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xác định cho từng loại hình sản phẩm và từng loại ngành nghề.

2.3.3. Một số chỉ tiêu cần tính toán

- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ trong một chu kỳ sản xuất trong một thời gian nhất định thƣờng là một năm.

GO= QiPi Trong đó: Qi: Khối lƣợng sản phẩm loại i. Pi: Đơn giá sản phẩm loại i.

- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thƣờng xuyên và dịch vụ đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất của cải vật chất và dịch vụ khác trong một thời kỳ sản xuất thƣờng là một năm.

IC= Cj

Trong đó: Cj: Chi phí thứ j trong năm sản xuất.

- Giá trị gia tăng (VA): Là kết quả cuối cùng thu đƣợc sau khi trừ đi chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả sản xuất.

VA=GO - IC

- Lợi nhuận (Pr): Pr = Doanh thu - Tổng chi phí

- Tỷ suất hàng hóa: Tỷ suất hàng hóa (%) = Giá trị sản phẩm hàng hóa của ngành nghề TCN/Giá trị sản phẩm của ngành nghề đó sản xuất ra. [34]

39

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TTCN

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Những nhân tố tác động tới phát triển TTCN ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội.

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Quảng Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình nằm cách thành phố Đồng Hới về phía Bắc 35 km trên tọa độ địa lý là 106015’ đến 106034’ kinh Đông và 17042’ đến 17059’ vĩ Bắc;

+ Phía Bắc giáp với huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tỉnh;

+ Phía Tây giáp với huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình; + Phía Nam giáp với huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; + Phía Đông giáp Biển Đông.

Huyện gồm 33 xã và 01 thị trấn. Theo thống kê năm 2012, dân số trung bình của huyện là 208.063 ngƣời, mật độ dân số là 339 ngƣời/km2. Là một huyện có đầu mối giao thông quan trọng trong hệ thống gia thông quốc gia. Đƣờng bộ có quốc lộ 1A chạy dài từ đầu đến cuối huyện, ngoài ra còn có quốc lộ 12A chạy lên huyện Tuyên Hoa, Minh Hóa và nƣớc bạn Lào. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 61.388,50 ha, với cấu trúc bao gồm đồi núi, đồng bằng, cồn cát và biển, chủ yếu ở vùng đồi núi chiếm 78,2%, đất phù sa chiếm tỷ lệ 16,7%, vùng đất cát ven biển chiếm tỷ lệ 5,1%; Là một huyện đồng bằng nhƣng có cả rừng và biển, phía Tây Bắc là dãy Trƣờng Sơn ăn ra sát biển. Đồng bằng nhỏ hẹp bị chia cắt bởi những đụn cát nội địa và sông ngòi. Ven biển là những dải cát kéo dài, địa hình nghiêng theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam.

40

Năm 2014 huyện Quảng Tra ̣ch đƣợc chia tách thành 02 đơn vi ̣ hành chính đó là Huyện Quảng Trạch và Thị xã Ba Đồn, tuy nhiên quá trình nghiên cƣ́u của luâ ̣n văn này lấy toàn bô ̣ quy mô huyê ̣ n Quảng Tra ̣ch củ trƣớc khi chia tách.

3.1.1.2. Tài nguyên khoáng sản

Trong tổng diện tích 61.388,50 ha có 46.278,73 ha đất nông nghiệp, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 11.117,21 ha; đất lâm nghiệp 34.447,80 ha; đất nuôi trồng thủy sản 617,68 ha; đất làm muối 84,23 ha; đất nông nghiệp khác 11,81ha; đất chƣa sử dụng 3.659,20 ha, trong đó có đất bãi bồi, đất đồi núi, đất đồi có độ phù sa độ mùn dày dƣới 1 mét có khả năng khai thác để trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả cho năng suất cao. Đặc biệt các vùng rừng đầu nguồn của các hồ đập thuỷ lợi đƣợc bảo vệ an toàn và nghiêm ngặt. Từ đó có chiều hƣớng tạo ra nhiều cảnh quan, mở ra các chƣơng trình du lịch sinh thái phong phú, đầy triển vọng trong tƣơng lai. Tài nguyên khoáng sản là một thế mạnh của Quảng Trạch. Theo số liệu khảo sát về các danh mục khoáng sản, trên địa bàn Quảng Trạch có nhiều khoáng sản quý hiếm, đặc biệt là quặng titan, cát thạch anh có trữ lƣợng khoảng 35 triệu m3 với hàm lƣợng SI02 cao có khả năng lớn trong việc sản xuất các mặt hàng pha lê cao cấp. Bên cạnh đó là trữ lƣợng lớn than bùn khoảng 1 triệu m3, có khả năng cung cấp chất đốt và sản xuất phân vi sinh đã và đang đƣợc khai thác. Ngoài ra còn có một trữ lƣợng lớn về đá vôi và đất sét có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng, gạch và xi măng.

3.1.1.3. Thời tiết khí hậu và thủy văn

Huyện Quảng Trạch nằm trong vùng khí hậu duyên hải miền trung, chịu ảnh hƣởng khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền Nam – Bắc, có thể chia thành hai mùa chính: Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ bình quân là 290C, tháng 6 – 7 nhiệt độ lên đến 34 – 360C, gió Tây Nam thổi mạnh gây

41

nắng nóng và khô hạn. Mùa mƣa rét từ tháng 9 đến tháng 3, nhiệt độ bình quân 21,280

C, thấp nhất xuống từ 12 – 160C, các tháng 9, 10, 11 mƣa to, hàng năm có từ 2 – 4 cơn bảo. Lƣợng mƣa bình quân hàng năm từ 2.000 – 2.300 mm nhƣng phân phối không đều các tháng trong năm; Từ tháng 9 đến tháng 11, lƣợng mƣa chiếm 60% cả năm, gây lũ lụt; Về thủy văn, huyện Quảng Trạch có hai con sông: Sông Gianh và Sông Roòn, với lƣu lƣợng tỏa rộng toàn huyện. Bên cạnh đó có một số công trình thủy lợi nhƣ Vực Tròn, Rào Nan và một số hồ đập nhỏ khác phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Quảng Trạch có vị trí khá thuận lợi cho giao thông, buôn bán và đi lại, có sức thu hút vốn đầu tƣ cũng nhƣ khoa học công nghệ vào sản xuất, phát triển nông – lâm – nghƣ nghiệp, ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ trên cơ sở khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên của huyện; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng; thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hóa, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp theo hƣớng áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.4. Đặc điểm đất đai của huyện

Huyện Quảng Trạch có tổng diện tích đất tự nhiên là 61.388,50 ha (chiếm 7,61% diện tích tự nhiên của tỉnh), phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính cấp xã. Toàn huyện có 33 xã và một thị trấn, xã có diện tích đất tự nhiên lớn nhất là xã Quảng Hợp có 11.643,80 ha chiếm 18,97%, xã Cảnh Dƣơng có diện tích đất tự nhiên nhỏ nhất là 148,64 ha, chiếm 0,24%; diện tích đất tự nhiên bình quân trên đầu ngƣời khoảng 0,29 ha, đây là mức thấp so với toàn tỉnh (bình quân toàn tỉnh khoảng 0,94 ha/ngƣời).

Bảng 3.1 cho thấy tình hình sử dụng đất đai của huyện Quảng Trạch qua các năm 2011- 2013:

42

Đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất với 45.006,87 ha (chiếm 73,31%), tiếp đó là đến đất phi nông nghiệp với diện tích 11.077,54 ha, chiếm 18,04% gồm các loại đất nhƣ: Đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo, tín ngƣỡng, đất phi nông nghiệp phác…. Diện tích đất nông nghiệp trong những năm qua tăng bình quân mỗi năm 0,94%; diện tích đất này có xu hƣớng tăng 2,83% qua các năm là do nhu cầu về đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với đất trồng cây hàng năm, ngƣời nông dân đã khai hoang, phát triển quy mô diện tích sản xuất; Đất nuôi trồng thủy sản có xu hƣớng giảm từ 693,95 ha năm 2011 xuống còn 627,68 ha năm 2013, lý do cơ bản nhất là một số vùng

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)