- Ngoài ra, trong giai đoạn giải phóng mặt bằng còn gây tác động đến sức
4.1.3.4. Giảm thiể uô nhiễm môi trường đất
Để giải quyết vấn đề rác thải, CCN sẽ áp dụng các biện pháp quản lý chất thải chặt chẽ đồng thời kết hợp với việc xử lý các loại chất thải một cách hợp lý và hữu hiệu.
a. Đối với khu công cộng
Chủ dự án cho đặt các thùng rác tại các lề đường, tại khu vực công cộng để người đi đường, người đến công tác, làm việc tại cụm công nghiệp xả rác vào.
b. Chất thải rắn sinh hoạt
Để giảm thiểu tác động xấu do chất thải rắn sinh hoạt gây ra thì chất thải rắn sinh hoạt được thu gom phân loại trước khi xử lý.
- Các loại chất thải rắn có thể tái chế hoặc tái sử dụng lại được phân loại riêng như: giấy vụn, bao bì nilon, kim loại, nhựa các loại... để đem đi tái chế tái sử dụng.
- Đối với các loại chất thải không tái chế, tái sử dụng được phải thu gom tập chung vào các thùng chứa rác tại mỗi nhà máy sau đó được thu gom vào khu tập kết rác chung của toàn CCN để thuê đơn vị có chức năng định kỳ vận chuyển đi xử lý hợp vệ sinh.
Ngoài việc xử lý đối với những loại chất rắn trên, các nhà máy cũng cần phải đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế sự phát sinh chất thải cụ thể như sau:
- Thực hiện tiết kiệm, hạn chế tối đa sự rơi vãi lãng phí nguyên vật liệu, nhiên liệu và các loại phụ gia…
- Các khu tập kết nguyên vật liệu được xây dựng kiên cố, có nền và bờ bao chống nước mưa chảy tràn.
Đối với chất thải rắn này sẽ được thu gom xử lý riêng theo qui trình của chất thải nguy hại.
+ Các nhà máy có chất thải độc hại sẽ được hướng dẫn kê khai theo mẫu. + Phân loại chất thải nguy hại ngay tại nguồn.
+ Quá trình thu gom chất thải nguy hại được thu gom bởi chính nhân viên sản xuất trong nhà máy.
+ Đóng gói chất thải nguy hại bằng bao bì thỏa mãn qui định. + Dán nhãn và sử dụng biển báo chất thải nguy hại
+ Lưu giữ chất thải nguy hại theo đúng quy định sau đó định kỳ thuê đơn vị có chức năng vận chuyển xử lý.
Đăng kí chủ nguồn thải theo đúng hướng dẫn tại thông tư số 12/2006/TT- BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.