- Ngoài ra, trong giai đoạn giải phóng mặt bằng còn gây tác động đến sức
4.1.3.2. Đối với môi trường không khí
- Bố trí hệ thống cây xanh dọc theo các tuyến đường giao thông, dọc theo vành đai của CCN để giảm thiểu khả năng phán tán của bụi và tiếng ồn ra môi trường xung quanh. Tăng cường trồng các thảm cỏ tại các khu công cộng nhằm tạo cảnh quan đẹp của CCN, thân thiện với môi trường. Đảm bảo diện tích cây xanh, mặt nước phù hợp với yêu cầu quy hoạch đã được phê duyệt.
- Nghiêm cấm các loại phương tiện vận chuyển có khả năng phát tán bụi ra môi trường xung quanh mà không có bạt che chắn, cũng như vận chuyển quá tải.
- Tưới nước các bồn cây xanh tại các khu công cộng và trên các tuyến đường trong CCN vào những ngày khô hanh nhằm hạn chế bụi phát tán ra môi trường CCN.
- Các nhà đầu tư vào CCN phải tuân thủ lập báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường trình Ban quản lý các khu công nghiệp hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh để thẩm định phê duyệt.
- Khi CCN đi vào hoạt động tùy thuộc vào từng loại hình sản xuất mà khả năng phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường không khí khác nhau vì vậy các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đối với từng nhà máy cũng khác nhau. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí cần áp dụng một hệ thống các biện pháp, không chỉ bao gồm các biện pháp xử lý "cuối đường ống" mà cần quan tâm đến các biện pháp nhằm giảm thiểu lượng khí thải ngay từ khâu phát sinh. Biện pháp phù hợp nhất để khống chế ô nhiễm môi trường không khí trong giai đoạn này là: "Từng nhà máy, cơ sở sản xuất xử lý khí thải đạt TCCP trước khi thải ra môi trường". Việc thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm hạn chế ô nhiễm tại các nhà máy sản xuất như:
+ Tính toán chiều cao ống khói thải phù hợp, thay đổi quy trình công nghệ và nhiên liệu, lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải tại các nhà máy như lắng, lọc, hấp thụ, hấp phụ, phân huỷ sinh hoá...
+ Xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế hoặc đổi mới các máy móc thiết bị sản xuất kịp thời nhằm tránh gây rò rỉ các chất ô nhiễm, các chất độc hại ra môi trường, hạn chế các nguy cơ gây cháy nổ.
+ Việc vận hành và quản lý các thiết bị, máy móc cũng như công nghệ sản xuất là một biện pháp để khống chế ô nhiễm môi trường không khí. Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành định lượng chính xác nguyên vật liệu, chấp hành đúng quy trình công nghệ sẽ làm cho lượng chất thải giảm xuống và có điều kiện quản lý chặt chẽ nguồn thải và lượng thải.
+ Thay đổi qui trình công nghệ, nguyên nhiên liệu nhằm giảm ô nhiễm: đây là biện pháp được coi là cơ bản, vì nó cho phép hạ thấp hoặc loại trừ chất ô nhiễm không khí có hiệu quả nhất. Nội dung chủ yếu của biện pháp này là hoàn thiện công nghệ sản xuất và sử dụng chu trình kín.
+ Lắp đặt các hệ thống xử lý bụi và khí thải: phương pháp chủ động cho phép giảm tải lượng các chất ô nhiễm là lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải. Do bản chất của bụi và các chất ô nhiễm dạng khí khác nhau nên các phương án xử lý cũng khác nhau.
Các biện pháp giảm thiểu cụ thể cho từng nhà máy sẽ được thể hiện chi tiết trong bản báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường của từng nhà máy.