Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34)

a./. Ngành nông nghiệp

Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tăng cường việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, chọn cây giống có năng suất cao, bình quân lương thực đầu người 450kg/người.

Ngoài lúa thì các sản phẩm nông nghiệp còn có ngô đông, khoai lang, lạc, đậu tương, và đặc biệt là cây dâu tằm là cây mũi nhọn trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là nhân tố tích cực nhằm phá thế độc canh cây lúa, tạo sản phẩm hàng hoá, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu

nhập cho bà con nông dân

Về chăn nuôi: Chủ yếu là gia súc, gia cầm như trâu, bò, lợn, gà, vịt...

b./. Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Trong những năm qua xã đã khuyến khích phát triển các ngành nghề truyền thống như làm gạch đất nung, ngói xi măng, đồ mộc dân dụng, khai thác cát sỏi qua đó thu hút và tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn xã. Mặc dù ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đã đáp ứng một phần nhu cầu sản xuất và hàng tiêu dùng của nhân dân, nhưng tốc độ phát triển còn chậm và chưa tương ứng với tiềm năng có sẵn của địa phương.

c./. Ngành thương mại, dịch vụ

Cùng với ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thì dịch vụ của xã cũng phát triển song còn chậm. Các loại hình dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như đại lý phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, thuốc thú y, đã đáp ứng tương đối đầy đủ và kịp thời nhu cầu của nhân dân. Có thể nói sự hình thành và phát triển các hoạt động dịch vụ, thương mại đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng thêm nguồn thu nhập cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp số 3 cảng Đa Phúc, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w