Phương hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH HTVCOM (Trang 62)

Trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các Doanh nghiệp, công ty cần tạo ra nét đặc trưng riêng biệt cho sản phẩm của mình giúp công ty tồn tại, đứng vững trên thị trường và không ngừng phát triển. Đẩy mạnh việc bán sản phẩm để đạt doanh số cao, thu hút nhiều khách hàng, tiết kiệm các chi phí không hợp lý xuống mức thấp nhất.

Tăng cường quảng bá hình ảnh sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để sản phẩm đến được với nhiều người hơn. Công ty nên có các chương trình tiếp thị sản phẩm, hợp tác với nhiều nhà thầu xây dựng lớn để có những hợp đồng lớn cung cấp sản phẩm.

Nâng cao uy tín, vị thế của công ty trên thị trường để tiếp cận nguồn huy động vốn một cách có hiệu quả. Tăng cường hoạt động nguồn vốn, khai thác triệt để nguồn vốn chiếm dụng ưu đãi với mức lãi suất thấp.

Tiếp tục nghiên cứu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới nhằm thực hiện chiến lược đa dạng hóa ngành nghề, tạo sự ổn định trong kinh doanh, luôn chủ động trước sự biến động của thị trường.

Trước xu thế hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế, Công ty cần quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành, đa dạng hóa sản phẩm bằng việc đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ, tiết kiệm nguyên vật liệu, nhân lực, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm.

Duy trì tốt mối quan hệ với các nhà cung cấp hiện tại, mở rộng quan hệ với các nhà cung cấp mới, năng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường, giúp có được nguồn hàng ổn định, lâu dài hơn, không bị phụ thuộc.

Duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực trong Công ty. Thường xuyên quan tâm tới nhân viên để có được điều kiện làm việc tốt nhất.

3.2. Các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH HTVCOM .

3.2.1. Về công tác quản lý hoạt động bán hàng.

Theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của vật tư về số lượng cũng như giá trị, theo dõi doanh thu của từng bộ phận và từng loại hình kinh doanh như doanh thu bán hàng hoá, doanh thu dịch vụ.

Tính toán được chính xác hơn kết quả lỗ lãi cho từng loại vật tư, cho từng bộ phận kinh doanh để cung cấp thông tin cho quản lý và kinh doanh.

Hiện tại Công ty mới chỉ phân tích tình hình kinh doanh phục vụ cho Ban Giám Đốc chứ chưa có thông tin phục vụ cho kinh doanh phát triển như: về tỷ lệ lãi của doanh thu cung cấp dịch vụ: phần mềm, sửa chữa, bảo trì so với bán hàng hoá thông thường. Do đó cung cấp thông tin cho việc kinh doanh, cung cấp cho khách hàng toàn bộ những dịch vụ của mình, nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Mặt khác phải có sự so sánh về tỷ lệ doanh thu về cơ cấu sản phẩm với thị trường tin học trong nước xem mặt hàng gì có biến động tốt và ngược lại. Ví dụ tốc độ tăng trưởng của máy tính Intel Pentium IV so sánh từng tháng.

Về báo cáo kế toán cần chi tiết hơn các khoản mục cần quan tâm và theo dõi như: chi phí quản lý doanh nghiệp nói chung là ít biến động, doanh thu tháng này cao hay thấp hơn tháng trước là do thị trường hay do nguyên nhân chủ quan của Công ty. Xác định kết quả kinh doanh cho từng nhóm hàng hoá: Hiện nay kế toán công ty chỉ xác định kết quả kinh doanh chung cho tất cả các hàng hoá mà chưa xác định được

kết quả kinh doanh của từng nhóm hàng, từng loại hàng: hàng hoá thông thường và hàng ký gửi, từng bộ phận như bán buôn, bán lẻ và dịch vụ.

Kết quả cuối cùng của từng nhóm hàng hoá sẽ được xác định theo công thức:

* Xác định doanh thu thuần:

Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng – Doanh thu hàng bán bị trả lại. Căn cứ vào số lượng xuất bán của từng loại hàng hoá trên hoá đơn và giá bán của từng loại hàng hoá để tính ra doanh thu bán hàng của từng mặt hàng và từ đó tính ra doanh thu của từng nhóm hàng hoá.

Và về dự phòng, về tình hình kinh doanh cũng phải đưa vào kết quả cuối kỳ kế toán như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi, dự phòng về rủi ro tài chính.

3.2.2. Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá.

Qua số liệu trên ta thấy có phát sinh doanh thu dịch vụ lắp đặt, phần mềm, sửa chữa nhưng giá vốn của loại hình dịch vụ này thì kế toán chưa phản ánh cụ thể mà chỉ phản ánh giá vốn chung.

Theo em phải mở thêm tài khoản 6322 “ giá vốn dịch vụ” để phân biệt được thực chất là lãi gộp của dịch vụ. Giá vốn của dịch vụ là lương trả cho nhân viên viết phần mềm, nhân viên sửa chữa hay thuê ngoài... Do đó cuối tháng mới xác định được chính xác lãi gộp và có thể so sánh, phân tích với loại hình kinh doanh khác.

Khi cung cấp vật tư cho nhân viên bộ phận phần mềm, dịch vụ sửa chữa... kế toán ghi: Số tiền lãi (lỗ) Doanh thu thuần từng nhóm hàng hoá Giá vốn hàng bán từng nhóm hàng hoá CPBH phân bổ cho từng nhóm hàng hoá CPBH phân bổ cho từng nhóm hàng hoá = - - -

Nợ TK 6322- Giá vốn dịch vụ Có TK liên quan

Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 6322 và sổ chi tiết tài khoản 5113 để xác định lãi gộp bộ phận này tránh trường hợp hạch toán vào tài khoản 6421 và 6422 phản ánh không đúng bản chất của nghiệp vụ.

Việc tính trị giá hàng xuất bán theo phương pháp nhập trước – xuất trước là hợp lý nhưng việc xác định chênh lệch trị giá hàng tồn kho chưa áp dụng đối với Công ty. Việc tính giá bán sát với giá thị trường và bên cạnh đó dịch vụ tốt với phương trâm kinh doanh là “ Vươn tới sự hoàn thiện của chất lượng dịch vụ” là một vấn đề giúp cho kế toán cũng đi theo sát được thị trường để cung cấp số liệu cho các phòng ban nhung do tính giá trung bình trong khi giá thị trường về máy tính biến động thường xuyên nên việc giá bán tại một thời điểm có thể bị lỗ do ảnh hưởng giá tồn kho tháng trước. Do đó việc dự phòng giảm giá hàng tồn kho Công ty vẫn chưa áp dụng cũng làm cho kết quả kinh doanh chưa chính xác.

Kế toán bán hàng đã xác định được doanh thu của từng mặt hàng, từng nhòm mặt hàng, từng bộ phận nhưng việc xác định kết quả kinh doanh lại chưa đến từng mặt hàng, từng nhóm mặt hàng, từng bộ phận kế toán lại chưa phản ánh được tức là chi phí quản lý, chi phí bán hàng phân bổ cho hàng hoá tiêu chụ trong kỳ cũng chưa có, do đó việc xác định kết quả kinh doanh không được chính xác cho từng mặt hàng hay cho từng bộ phận để ra được quyết định quản lý cho phù hợp. Việc xác định kết quả kinh doanh theo từng nhóm mặt hàng và theo bộ phận bán hàng là cần thiết trong công tác quản lý hiện nay. Về doanh thu hàng ký gửi tính cho từng nhân viên bán hàng hay bộ phận bán hàng là không chính xác vì giá vốn của doanh thu hàng ký gửi là không có, nếu nhân viên hoặc bộ phận bán hàng nào bán được nhiều thì lãi gộp của bộ phận đó sẽ cao hơn và ngược lại.

3.2.3.Về chứng từ và luân chuyển chứng từ.

Việc sử dụng hệ thống chứng từ, trình tự ghi chép đảm bảo chứng từ lập ra có cơ sở thực tế và pháp lý, giúp Công ty giám sát tình hình kinh doanh và cung cấp kịp thời thông tin cần thiết cho các bộ phận có liên quan.

Mặt khác về các chi phí phát sinh trong kỳ như tiền điện thoại, khấu hao, chi phí tiếp khách kế toán tập hợp vào TK 6422 là chưa chính xác mà phải phân bổ một phần vào chi phí bán hàng TK6421.

3.2.4. Về báo cáo kế toán liên quan đến bán hàng

Để thấy được rõ tình hình tài chính của một kỳ kế toán phải lên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàng tháng kế toán phải lên báo cáo chi tiết về doanh thu và chi phí của từng bộ phận, lên công nợ của từng bộ phận về bức tranh tài chính hiện tại của doanh nghiệp. Mặt khác, phải thấy được chu kỳ của hàng hoá, tiếp cận thị trường để có biện pháp dự trữ hàng hay phải bán lỗ để tránh hàng tồn kho quá lâu. Do đó việc tính chi phí dự phòng, các chi phí trích trước như chi phí bảo hành, chi phí lãi vay ngân hàng... Công ty đã có báo cáo những chi phí cố định như: lương, khấu hao, chi phí tiền nhà... Như vậy phải thấy được là chi phí ngày phục vụ cho bộ phận nào và làm cái gì nhưng việc biến các dự kiến đó thành hiện thực thì chi phí thường biến động quá xa. Do chưa xác định được kết quả kinh doanh của từng bộ phận do đó việc phân tích và đánh giá để cung cấp thông tin cho hội đồng quản trị và các bộ phận quản lý bên trong doanh nghiệp chưa sát với thực tế, do đó việc xác định kết quả của từng nhóm hàng và từng bộ phận là một điều cần phải làm ngày đối với Công ty.

KẾT LUẬN

Những năm quan cùng với sự đổi mới sâu sắc của cơ chế quản lý kinh tế, các doanh nghiệp đã thực sự phải vận động để tồn tại và đi lên bằng chính thực lực của mình. Muốn đạt được điều đó thì công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng trong doanh nghiệp phải ngày càng được củng cố và hoàn thiện để thực sự trở thành công cụ quản lý tài chính góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Từ những tìm hiểu sơ bộ về tình hình kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, ta thấy rằng hoạt động kế toán này là không thể thiếu và có tính trọng yếu đối với hoạt động kinh doanh của một công ty. Nó đang ngày càng được chú trọng và hoàn thiện hơn qua quá trình nghiên cứu và giảng dạy của các giáo sư, tiến sỹ, các nhà kinh tế học cũng như từ thực tiễn công tác kế toán tại các Công ty hiện nay. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu duy trì và phát triển lâu dài thì hoạt động lý luận về kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn giúp cho các doanh nghiệp có được những căn cứ chính xác trong việc đưa ra quyết định kinh doanh và đầu tư mới.

Trong khoảng thời gian thực tập tại Công ty TNHH HTVCOM, tuy là quãng thời gian ngắn nhưng cũng giúp em hiểu biết được nhiều hơn về thực tế kinh doanh và giúp em có cái nhìn toàn diện hơn, chín chắn hơn về môi trường làm việc đặc biệt là làm việc trong một tổ chức lớn có cơ cấu nhân sự ổn định như của Công ty. Điều đó là động lực để em phấn đấu học tập nhiều hơn và sẽ cố gắng để trở thành một nhân viên

Trong quá trình thực tập, nhờ kiến thức sẵn có mà các thầy cô đã dạy ở trường, cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ chú và các anh chị trong Công ty em đã được làm việc giống như một nhân viên thật sự của Công ty và cũng được giao nhiệm vụ, tuy công việc không mấy vất vả và khó khăn nhưng điều quan trọng là em đã cảm nhận được tinh thần làm việc thực sự là như thế nào và những yếu tố cơ bản cần có của một nhân viên, đó là bài học quý giá, là hành trang để em ra trường và bắt đầu với công việc của mình.

Do có sự hạn chế về thời gian thực tập cũng như hạn chế về trình độ nhận thức của bản thân nên báo cáo thực tập của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em hy vọng sẽ nhận được sự góp ý của các thầy cô trong bộ môn cũng như các anh chị trong phòng kế toán Công ty để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Phạm Đức Cường cùng ban lãnh đạo Công ty TNHH HTVCOM , các nhân viên trong phòng tài chính - kế toán và phòng tổng hợp đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Đỗ Thị Hạnh

NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY TNHH HTVCOM ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH HTVCOM (Trang 62)