Tạo mẫu composite

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP vật LIỆU COMPOSITE TRÊN nền NHỰA POLYESTER GIA CƯỜNG sợi TRE (Trang 31)

Nhựa dùng để tạo mẫu là nhựa UP với hàm lượng chất pha loãng styrene 30% và chất đóng rắn butanox 1% so với nhựa nền. Mẫu được tạo bằng phương pháp Hand lay-up trong khuôn 17 cm x 17 cm x 0.2 cm với 2 điều kiện gia công:

Điều kiện 1: Ở đây, chúng tôi tạo mẫu composite theo quy trình của nhóm tác giả Martin P. Ansell và Arnold N. Towo do thời gian tạo mẫu nhanh và phù hợp với điều kiện phòng thí nghiệm [27,28,11]. Thực tế, sau khi ép mẫu còn khá mềm và bị cong khi ủ nhiệt nên chúng tôi nâng nhiệt từ 500C lên 800C để mẫu đóng rắn nhanh hơn. Ở điều kiện này, mẫu có hình dạng ổn định và không bị cong khi ủ nhiệt.

Vậy điều kiện tạo mẫu thực tế là: mẫu composite được tạo bằng phương pháp Hand lay-up trong khuôn. Sau khi tạo, mẫu được để 3 phút ngoài không khí cho bọt khí nổi lên bề mặt rồi ép ở nhiệt độ 800C trong 20 phút, áp suất 60 bar để định hình cho mẫu XXXI

có hình dạng ổn định. Sau đó, lấy mẫu ra và cho đóng rắn hoàn toàn sau 24h trong tủ sấy ở 800C.

Điều kiện 2: Mẫu composite được tạo với điều kiện 2 để so sánh ảnh hưởng của điều kiện gia công lên tính chất của vật liệu.

Mẫu được tạo bằng phương pháp Hand lay-up trong khuôn. Sau khi tạo, mẫu được để 3 phút ngoài không khí để bọt khí nổi lên bề mặt rồi ép nâng nhiệt chậm từ nhiệt độ phòng với áp suất 60 bar. Khi nhiệt độ đạt 800C thì giữ ở đó 2h. Sau đó, giữ nguyên áp suất và nâng nhiệt độ lên 1500C rồi giữ ở đó 2h. Cuối cùng, giữ nguyên áp suất và giải nhiệt về nhiệt độ phòng, xả áp suất và lấy mẫu ra.

Sau khi đóng rắn hoàn toàn, mẫu composite được đem cắt mẫu đo cơ lý. Mẫu đo cơ lý được để ổn định 3 ngày ở điều kiện thường trước khi đo.

Một phần của tài liệu LUẬN văn tốt NGHIỆP vật LIỆU COMPOSITE TRÊN nền NHỰA POLYESTER GIA CƯỜNG sợi TRE (Trang 31)