Ánh giá tổng quan về chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng tại Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn“ (Trang 26 - 28)

N ội dung gồm 8 chương:

2.3.1. ánh giá tổng quan về chất lượng sản phẩm

Các kết quả cho thấy xi măng Sài Sơn đã đạt được chất lượng ổn định cả về

mặt vật lý và hoá lý. Biên độ giao động về cường độ rất nhỏ chỉ số sai số thấp. độ

mịn tăng dần, thời gian đông kết ổn định, cường độ chịu nén 3 ngày cũng như 28 ngày luôn thoả mãn theo yêu cầu theo tiêu chuẩn chất lượng. (Phụ lục 14: Thổng kê kiểm tra sản phẩm sản xuất các năm)

Do thị hiếu trong những năm gần đây các khách hàng đòi hỏi ở chất lượng xi măng phải có thời gian đông cứng nhanh để đẩy nhanh tiến độ thi công tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian chờ đợi khi thi công. Nắm bắt được mong muốn này Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn đã tập trung vào nghiên cứu để nâng cao cường độ chịu nén trong thời gian đầu của quá trình đông kết, đồng thời đảm bảo cường độ chịu nén sau 28 ngày cũng như các chỉ tiêu khác. Kết quả thử nghiêm cho thấy cường độ chịu nén 3 ngày từ năm 2002 đến năm 2004 luôn ổn định ở mức cao hơn so với tiêu chuẩn đã đề ra điều đó phần nào đã thoả mãn nhu cầu thực tế

Vấn đề trọng lượng của bao luôn được sự giám sát chặt chẽ của ban KCS. Nhóm công tác này có nhiệm vụ mỗi giờ kiểm tra xác suất theo quy định và phải

đảm bảo khối lượng bao xi măng đạt các yêu cầu quy định về tiêu chuẩn đối với hàng đóng gói sẵn được quy định trong Quyết định số 168/TĐC_QĐ 1994. Chỉ

những lô hàng đã được kiểm tra và đảm bảo đạt tiêu chuẩn quy định mới được xuất cho khách hàng.

2.3.2. Đánh giá các hoạt động trong quá trình quản trị chất lượng

Công ty sử dụng HTCL nhằm thực hiên chính sách chất lượng của công ty

đề ra và đảm bảo mọi cán bộ, nhân viên của công ty tham gia thực hiên chính sách chất lượng một cách có hiệu quả.

Toàn bộ hệ thống tài liệu, hồ sơ thuộc HTQLCL của công ty được xây dựng và sắp xếp theo trình tự thống nhất, nhằm đảm bảo các tài liệu, số liệu đúng có hiệu lực và luôn được cập nhật, sẵn có tại nơi làm việc. Công ty xây dựng, thực hiện và duy trì quy trình kiểm soát tài liệu bằng văn bản. Toàn bộ tài liệu HTQLCL của công ty được kiểm tra và phê đuyệt bởi những người có thẩm quyền trước khi ban hành. Mọi sửa đổi, bổ sung của tài liệu đều được xem xét và phê duyệt bởi chính người có chức năng xem xét và phê duyệt tài liệu gốc. Các tài liệu có hiệu lực được theo dõi bằng một mục lục tài liệu hiện hành chỉ rõ tình trạng ban hành, sửa đổi, đơn vị và cá nhân nào được phân phối tài liệu. Những tài liệu hết hiệu lực

được thu hồi và huỷ bỏ bởi những người có chức năng, riêng tài liệu gốc để lưu hồ

sơ.

Khi áp dụng HTQLCL vào quản lý chất lượng trong sản xuất kinh doanh,

công ty thực hiên qua các bước sau: - Lập kế hoạch chất lượng

- Tổ chức kiểm soát các quá trình

- Đảm bảo sự tương thích của điều kiện thực hiện công việc với HTCL

- Hoạt động theo dõi và đo lường trong quá trình để xác nhận sự phù hợp, đảm bảo điều kiện thực hiện thực hiện theo dõi và đo lường, có hệ thống tiêu chuẩn và chuẩn mực cần thiết

- Xây dựng và duy trì hệ thống hồ sơ chất lượng

- Công ty đảm bảo cung cấp đủ nguồn lực để thực hiện các quá trình có hiệu lực - Thường xuyên nâng cao hiệu lực của HTQLCL và cải tiến liên tục các quá trình Các hoạt động của công ty hàng năm được thực hiện theo một hệ thống liên hoàn từ khâu lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cả năm, thu thập xem xét nhu cầu của khách hàng, xây dựng và bổ sung HTQLCL, triển khai hoạt đọng sản xuất hàng tháng đến các bộ phận.

Các yêu cầu của khách hàng được phản ánh tới lãnh đạo của công ty qua nhiều kênh thông tin khác nhau. (Phụ lục 15: Sơ đồ xử lý thông tin phản hồi khách hàng).

Định kỳ 6 tháng đến một năm hoặc thông qua hội nghị khách hàng của công ty, phòng KHTT lấy ý kiến của khách hàng bằng các phiếu thăm dò ý kiến khách

hàng. các ý kiến của khách hàng được chuyển đến phòng KHTT thống kê và báo

cáo kết quả lên GĐ. Công việc này được thực hiện theo quy trính sau: (Phụ lục 16:

Đo lương sự thoả mãn của khách hàng).

Trên cơ sở kết quả đo lường được của quy trình trên, trưởng phòng QLSX

và trưởng ban KCS xác định mức chất lượng cho sản phẩm mới. Phòng QLSX xây dựng kế hoạch chất lượng chuyển QMR soát xét, trình GĐ. Sau khi GĐ phê duyệt, phòng TCHCTH và các bộ phận tiến hành bổ sung tài liệu của HTQLCL hiện hành

để đảm bảo rằng các yêu cầu về chất lượng của sản phẩm được đáp ứng và kiểm soát chặt chẽ. Việc bổ sung tài liệu của HTCL cho các sản phẩm nhất quán với các yêu cầu của HTQLCL hiện hành.

Hiện nay, công ty đã thiết lập được sự phối hợp với nhau có hiệu quả theo mô hình dưới đây: (Phụ lục 17: Mối tương tác giữa các quá trình)

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp “Giải pháp hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng tại Công ty Cổ phần Xi măng Sài Sơn“ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)