II. Dệt may Việt Nam: khó khăn
4. Những thách thức khác
Một hạn chế khác không kém phần quan trọng, đó là thị trường lao động của ngành dệt may hiện chưa ổn định, phần nhiều là lao động phổ thông chưa qua đào tạo, chưa có đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp tạo ra các mẫu mã phong phú phù hợp với thị hiếu.
Thực tế cho thấy phần lớn doanh nghiệp Nhà nước trong ngành dệt may sau khi cổ phần hoá đã tăng trưởng đáng kể với cơ chế quản trị mới. Tuy nhiên, đến cuối 2008 chế độ này sẽ bị bãi bỏ và ngành dệt may Việt Nam sẽ lại đứng trước những thử thách mới : còn một bộ phận doanh nghiệp vẫn lúng túng, chưa xác định được mặt hàng và thị phần cốt lõi phù hợp với điều kiện của mình”…
Song song đó, năng suất lao động của nhiều doanh nghiệp vẫn còn thấp hơn 30% - 50% so với mức bình quân của doanh nghiệp các nước trong khu vực, 90% số doanh nghiệp trong ngành dệt may vẫn còn xa lạ với ba chữ ERP (hệ thống quản lý tích hợp nguồn lực)…
Ngoài ra trong năm 2008, ngành dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với 4 lực cản lớn. Đó là: sự tăng trưởng lớn của 4 “đại gia”: Trung Quốc, Bangladesh, Campuchia và Ấn Độ; nguy cơ tiềm ẩn từ thị trường Hoa Kỳ, do lần đánh giá thứ 2 (vào tháng 3-2008) sẽ khó khăn hơn rất nhiều, bởi trong 6 tháng cuối năm 2007, tốc độ tăng xuất khẩu vào Hoa Kỳ đã lên tới 40%; vấn đề đình công và thiếu công nhân ngành dệt may đang ngày một trầm trọng; cần phải giải quyết vấn đề tiền lương ngành dệt may cho tương xứng với những ngành khác.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM