Thua thiệt vì lo cạnh tranh nhau

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.DOC (Trang 31 - 32)

II. Dệt may Việt Nam: khó khăn

3.Thua thiệt vì lo cạnh tranh nhau

Dệt may đã vươn lên thành mặt hàng xuất khẩu (XK) số 1 của Việt Nam trong năm 2007.Nhưng giá trị mang lại vẫn còn thấp. Ngoài nguyên nhân là các DN đều phải chi phí quá lớn cho việc nhập khẩu nguyên phụ liệu, thì một yếu tố quan trọng dẫn đến thực tế trên là sự thiếu “đoàn kết” giữa các doanh nghiệp (DN) trong nước.Việt Nam đã lọt vào top 10/156 nước xuất khẩu hàng dệt may của thế giới. Tăng trưởng XK hàng dệt may Việt Nam năm sau cao hơn năm trước.

Sự phát triển trong XK hàng dệt may là điều đáng mừng, tuy nhiên, hàng gia công vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn trong XK hiện nay; hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) vẫn còn thấp, chỉ chiếm khoảng 25%-30% lượng hàng xuất khẩu.

Các DN Việt Nam đang nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất để gia tăng tỷ lệ sản xuất FOB. Nhưng việc cạnh tranh lẫn nhau giữa các DN trong nước, đã tạo điều kiện cho các nhà nhập khẩu ép giá, thậm chí chuyển từ đơn hàng sản xuất FOB trước đây sang gia công.

Theo tính toán của các DN, lợi nhuận của đơn hàng sản xuất FOB gấp 3 lần so với gia công, vì lợi nhuận từ việc làm hàng gia công rất thấp.

Thực tế này đang xảy ra với các DN dệt may tại TPHCM. Một nhà nhập khẩu Pháp chuyên đặt hàng sản xuất FOB trước đây đã chuyển sang đặt hàng theo hình thức gia công. Điều này đang đi ngược lại mong muốn của doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Một DN nhận gia công cho nhà nhập khẩu này cho biết, hiện nay mỗi DN tự đưa ra một mức giá riêng, nên nhà nhập khẩu “chảnh”, ép giá, sẵn sàng chuyển đơn hàng sang công ty khác nếu DN

không chịu mức giá thỏa thuận. Vì sự sống còn của DN và để có việc làm cho công nhân, DN đành phải chấp nhận gia công với cái giá không mong muốn.

Nhà nhập khẩu đã nắm được điểm yếu này và cũng biết rõ là đang có nhiều DN xếp hàng để nhận làm với giá thấp hơn. Đó là nỗi bức xúc rất lớn, nhưng tự một vài DN không thể làm thay đổi được điều này. Thực tế đó cho thấy, rõ ràng, các DN trong nước đang tự giết nhau, nhận phần thiệt về mình, còn cái lợi thì để cho nhà nhập khẩu hưởng.Điều này cũng đang làm ảnh hưởng đến việc XK hàng dệt may vào thị trường Mỹ, khi Bộ Thương mại Mỹ đưa ra cơ chế giám sát chống phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam. Bộ Công thương và Hiệp hội Dệt may đã kêu gọi các DN trong nước không ký những đơn hàng giá thấp, đừng vì cái lợi trước mắt mà làm ảnh hưởng đến hình ảnh chung của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.DOC (Trang 31 - 32)