Sản lượng cao nhưng chất lượng thấp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.DOC (Trang 29 - 31)

II. Dệt may Việt Nam: khó khăn

1.Sản lượng cao nhưng chất lượng thấp

Theo số liệu từ Bộ Công thương, kim ngạch XK dệt may của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2007 đạt 5,8 tỷ USD, nhưng riêng chi phí để nhập khẩu vải sợi và phụ kiện dệt may đã chiếm đến 4,9 tỷ USD.

Trong khi tốc độ và giá trị tăng trưởng của ngành dệt may phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất FOB (mua NPL, bán thành phẩm) và khả năng chủ động nguồn NPL thì tỷ lệ sản xuất hàng FOB ở Việt Nam đến nay chỉ chiếm khoảng 20% - 25%.

Nếu hiểu đúng nghĩa của sản xuất FOB thì các doanh nghiệp (DN) Việt Nam cũng mới dừng lại ở dạng sản xuất FOB “cấp 2” (một hình thức gia công thông qua hợp đồng trung gian). Do không đủ năng lực để tự thiết kế mẫu, chủ động lựa chọn NPL, tự chào bán sản phẩm, nên các DN Việt Nam phải nhận sản xuất lại hàng theo chỉ định của nhà sản xuất FOB “cấp 1”. Trên thực tế, các DN sản xuất FOB của Việt Nam tự mua NPL, nhưng phải mua theo mẫu của FOB “cấp 1” đưa ra (với đơn hàng FOB này DN được hưởng thêm 5% - 10% trên giá trị NPL).

Trong khi đó, theo tổng giám đốc một DN dệt may lớn tại TPHCM, ở thời điểm này, khi Trung Quốc đã chào hàng cho thị trường năm 2009 - 2010 thông qua những catalogue về mẫu mã, chất liệu vải may, xu hướng thời trang, thì các DN Việt Nam đang phải tìm mua lại các tài liệu này để… nghiên cứu thị trường! Còn theo tìm hiểu của phóng viên, trong các quốc gia cạnh tranh với Việt Nam trong XK dệt may đã đặt ra những tham vọng rất lớn (đến năm 2010, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng XK lên 50%, Ấn Độ là 25 tỷ USD, Bangladesh là 18 tỷ USD - tăng gấp đôi so với hiện nay) thì Việt Nam chỉ dám đưa ra chỉ tiêu khiêm tốn là đến năm 2010 kim ngạch XK vào khoảng 10 - 12 tỷ USD.

2.Chủ động nguồn nguyên liệu : nguy cơ vỡ kế hoạch

Trước tình hình trên, để chủ động nguồn NPL, thời gian qua, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cùng nhiều DN dệt may trong nước đã liên doanh hợp tác với nhiều tập đoàn nước ngoài để đầu tư các dự án sản xuất NPL dệt may, hướng đến mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa NPL lên 50% vào năm 2010.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong khi số dự án đầu tư vào ngành dệt may hiện nay chỉ “đếm trên đầu ngón tay” thì tốc độ triển khai các dự án cũng rất chậm, thậm chí không ít dự án vẫn còn trên giấy.

Tại KCN dệt may Phố Nối B (Hưng Yên), tính đến nay Vinatex mới đưa vào hoạt động 3 nhà máy sản xuất chỉ khâu, dệt kim và nhuộm. Công ty liên doanh Phong Phú – ITG (Mỹ) dù đã đầu tư xây dựng khu liên hợp dệt nhuộm tại KCN Hòa Khánh (Đà Nẵng) với tổng vốn đầu tư trên 80 triệu USD để sản xuất các loại vải cotton cao cấp xuất khẩu, nhưng đến năm 2008 mới có thể hoạt động.

Ở phía Nam, cụm nhà máy do Công ty cổ phần Việt Tiến Đông Á liên kết với Tập đoàn Tung Shing (Hồng Công) xây dựng tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai cũng mới hoàn thành giai đoạn 1 (sản xuất lắp ráp thiết bị, linh kiện may công nghiệp).

Dự kiến đến năm 2009 - 2010, liên doanh này mới tiếp tục xây dựng nhà máy sản xuất chỉ khâu (sản lượng 10 triệu cuộn chỉ/năm và nhà máy wash công nghiệp có công suất 10 triệu sản phẩm/năm) để cung cấp cho các DN trong nước…

Đối với các dự án xây dựng trung tâm giao dịch NPL dệt may, đến nay vẫn chưa có trung tâm nào hoàn thành theo kế hoạch.

Trong khi các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam đã có nhiều cơ sở vững chắc cho bước nhảy vọt trong XK dệt may, thì xem ra, Việt Nam chỉ có thể nỗ

lực để nâng tỷ lệ “gia công giá cao” chứ chưa thể thực hiện được việc chủ động nguồn NPL theo mục tiêu đã định. Điều đó cũng có nghĩa, việc nâng chất XK của ngành dệt may Việt Nam còn lâu mới trở thành hiện thực.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.DOC (Trang 29 - 31)