Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn hoạt động bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung ứng đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm… Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho được thể hiển qua các chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho và số ngày dự trữ hàng tồn kho.
Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho bình quân được bán ra trong kỳ. Số ngày dự trữ hàng tồn kho cho biết độ dài của thời gian dự trữ và sự cung ứng hàng tồn kho trong thời gian đó. Nó cho biết doanh nghiệp có dự trữ hàng thừa hay thiếu không. Số liệu cụ thể của doanh nghiệp như sau:
Bảng 2.16: Bảng phân tích tình hình luân chuyển hàng tồn kho
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 2008 2009 2007-2008 2008-2009
Giá vốn hàng bán 42.822,14 72.311,78 72.428,84 68,88 % 0,16 %
Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ 18.956,93 25.998,80 32.678,68 37,14 % 25,69 % Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ 25.625,8
2 32.285,89 33.295,32 24,81 % 3,12 %
Trị giá hàng tồn kho bình quân 22.291,3
7 29.142,34 32.987,00 30,73 % 13,19 %
Số vòng quay hàng tồn kho 1,92 2,48 2,19 0,56 -0,29 Số ngày dự trữ hàng tồn kho 147 145 163 -2 18
Giai đoạn từ năm 2007 – 2009 nhìn chung tình hình luân chuyển hàng tồn kho vẫn giữ ở mức ổn định, không có sự thay đổi đáng kể lắm. Trong kỳ trung bình vòng quay hàng tồn kho quay được 2 vòng. Chỉ số vòng quay này nếu xét trong xu hướng thì vẫn ổn định qua 3 năm riêng số ngày dự trữ hàng tồn kho năm 2009 đã tăng lên 163 ngày. Nếu đánh giá xu hướng diễn tiến chung thì sự gia tăng này cho thấy có sự giảm sút trong việc quản trị hàng tồn kho, tuy nhiên do đặc thù của ngành và dựa trên sự nghiên cứu về hàng tồn kho ở các đơn vị cùng kinh doanh ngành nghề này thì với số vòng quay hàng tồn kho và thời gian dự trữ hàng tồn kho năm 2009 như vậy cũng còn nằm trong giới hạn an toàn. Mặt khác, giai đoạn năm 2008 – 2009 so sánh mối tương quan giữa doanh thu trong kỳ và tốc độ luân chuyển hàng tồn kho ta nhận thấy rằng doanh số trong năm 2009 tăng 4,74 % so với năm 2008. Tuy nhiên số vòng quay hàng tồn kho lại giảm đi một lượng là 0,29 và thời gian dự trữ hàng tồn kho cũng đã tăng thêm 18 ngày, điều này chứng tỏ rằng lượng hàng tồn kho dự trữ trong năm 2009 gia tăng là do có thể lượng hàng được dự trữ cho kế hoạch tiêu thụ hàng hóa trong kỳ tới.