Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Tuyên Quang hiện nay (Trang 38)

Kinh tế nông nghiệp

Là cư dân bản địa, người Tày đã sinh sống ở Tuyên Quang từ lâu đời. Với đặc điểm cư trú ở những vùng thấp, ven chân đồi nơi có nguồn nước nên người Tày ở đây có điều kiện thuận lợi để canh tác lúa nước. Ruộng của người Tày được khai phá từ đất bằng phẳng ven sông ở các vùng thung lũng có độ màu mỡ cao hoặc khai phá các thửa ruộng rìa đồi rừng. Trong canh tác lúa nước người Tày biết dùng phân bón, chủ yếu là phân trâu để bón ruộng.

biệt người Tày ở Tuyên Quang nói riêng và đồng bào Tày nói chung biết sáng tạo ra những chiếc cọn dẫn nước từ khe suối lên ruộng bậc thang, đảm bảo việc tưới tiêu có hiệu quả. Bên cạnh canh tác lúa nước, đồng bào còn làm nương rẫy, soi bãi và phát triển vườn tược theo lối truyền thống. Nương rẫy là một hình thức sản xuất cổ truyền, có nguồn gốc từ lâu đời. Trên nương rẫy đồng bào tiến hành trồng các loại cây ngũ cốc như: lúa, ngô, khoai, sắn… Những nương đã trồng một, hai vụ lúa hoặc ngô người ta dùng để trồng đỗ, đậu các loại vừa tận dụng được thời vụ, tận dụng được đất không trồng được lúa, vừa để cải tạo đất để trồng các loại cây khác. Ngoài nương rẫy đồng bào còn có hình thức trồng trọt khác là vườn tược và soi bãi, ngày nay có cả những trang trại trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…

Sau trồng trọt, chăn nuôi là hoạt động kinh tế quan trọng. Trước đây, người Tày vẫn chú ý đến việc chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như: trâu, bò, lợn, dê, gà, ngan, vịt… nhưng chủ yếu là chăn thả, rất ít khi làm chuồng trại kiên cố. Từ khi có chính sách khuyến nông của Đảng và Nhà nước, đồng bào đã biết áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Các loại gia súc, gia cầm đã có chuồng, trại ổn định, nuôi các giống vật nuôi cho năng suất cao như: lợn lai, lợn siêu nạc, gà siêu nạc,… Nhờ vậy, chăn nuôi không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu của đồng bào mà con tạo ra sản phẩm để trao đổi hàng hóa, tạo thêm thu nhập cho gia đình. Có thể nói, đồng bào Tày đã đưa kinh tế hàng hóa vào trong chăn nuôi.

Ngoài ra, đồng bào nơi đây con chú trọng nuôi cá. Hầu như gia đình nào cũng đào ao nuôi cá vừa để cải thiện đời sống, vừa tạo cảnh quan môi trường sống sạch đẹp hơn. Nếu là ao chuyên canh thì đồng bào nuôi nhiều loại cá khác nhau, thời vụ ngắn, dài khác nhau như cá chép, cá trôi, cá mè, cá trắm,… là cá dài ngày, cá diếc, cá rô,…là cá ngắn ngày.

Kinh tế thủ công nghiệp

Đồng bào Tày ở Tuyên Quang có một số nghề thủ công truyền thống như: nghề dệt vải, nghề đan lát, nghề làm mộc… Nghề dệt vải truyền thống

của người Tày nơi đây mang tính xã hội cao và gắn bó khá mật thiết với người phụ nữ Tày. Người Tày ở Tuyên Quang đã sớm biết trồng bông nhuộm chàm, tạo khung dệt vải. Nhờ bàn tay lao động của người phụ nữ mà những bộ trang phục truyền thống được tạo nên. Các sản phẩm dệt ngoài việc để dùng để may mặc còn được sử dụng làm mặt chăn, màn che, mặt địu, túi đeo… Nghề dệt đã gắn chặt với phong tục cưới xin truyền thống của người

Tày từ bao đời nay. Để chuẩn bị hành trang về nhà chồng, các thiếu nữ Tày phải tự tay dệt rất nhiều vỏ chăn, gối để biếu những người thân trong gia đình nhà chồng. Người Tày ở Tuyên Quang rất ít thêu thùa và trang trí hoa văn trên bộ trang phục truyền thống của mình. Nhưng hoa văn được dệt trên vải thì rất phong phú và đa dạng tùy theo mục đích sử dụng. Vải nhuộm chàm dùng để may quần áo, vải trơn dùng trong tang ma, vải thổ cẩm dùng để làm vỏ chăn, vỏ gối, địu, túi đeo… thì tạo hoa văn với nhiều kiểu dáng như kiểu quả trám, hoa hồi, hoa cúc…

Nghề đan lát của người Tày chủ yếu tạo ra các sản phẩm phục vụ cho lao động sản xuất và sinh hoạt gia đình như các loại dần, sàng, phên, bồ, giỏ,… Nguyên liệu đan lát là tre, giang, nứa, mây… sẵn có trong tự nhiên.

Nghề đan lát được phổ cập trong mọi người từ già đến trẻ đều tận dụng thời gian rỗi để làm. Nhất là đối với phụ nữ, đan lát còn là một trong những tiêu chí để xác định tài tề gia nội trợ của họ cũng như nghề dệt vải vậy.

Nghề rèn đúc ít phổ biến hơn chỉ có một số gia đình hoặc nhóm thợ cùng chung vốn dựng lò rèn. Các lò rèn thường sửa hoặc rèn mới một số nông cụ như cuỗc, cào, liềm, đinh ba, dao, kéo… phục vụ cho lao động sản xuất và sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày ở Tuyên Quang hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)