huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày ở Tuyên Quang hiện nay
Toàn cầu hoá diễn ra với tốc độ nhanh, rộng, lôi kéo tất cả các quốc gia dân tộc vào vòng xoáy của nó. Việt Nam trong quá trình cộng nghiệp hoá, hiện đại hoá đang chủ động hội nhập với khu vực và thế giới. Hơn thế nữa, chúng ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vì vậy việc chuyển hẳn nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý và điều tiết vĩ mô của nhà nước là đòi hỏi khách quan gắn với nhận thức về mới về chủ nghĩa xã hội.
Là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng, Tuyên Quang có nhiều tiềm năng khơi dậy và phát triển. Trước bối cảnh chung đó, bên cạnh giải quyết các vấn đề cơ bản về kinh tế- xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc trên địa bàn là một nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đa dạng, thống nhất chuẩn bị những tiền đề, bản lĩnh văn hoá vững vàng khi hội nhập để phát triển. Kinh tế thị trường hiện nay đang có những tác động tích cực tới văn hoá của đồng bào Tày ở Tuyên Quang: Do tác động của quy luật giá trị và quy luật cạch tranh, kinh tế hàng hoá thúc đẩy đồng bào không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ, năng lực lao động, không ngừng cải tiến và sáng tạo trong sản xuất để sản xuất ra hàng hoá với số lượng và chất lượng ngày càng cao đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi của thị trường. Đồng thời cũng từ đó mà các sản phẩm chất văn hoá cũng như trình độ hiểu biết, niềm say mê, óc sáng tạo, sự khôn ngoan… ở họ ngày càng phát triển. Ví dụ những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, dệt thổ cẩm, hát then của đồng bào cũng ngày càng được đồng bào chú trọng gìn giữ và phát triển, hình thành những làng nghề truyền thống ở quy mô rộng như: dệt thổ cẩm ở xã Tân Trào- Huyện Sơn Dương với 5 câu lạc bộ với 40 thành viên, Làng mây tre đan tại Thái sơn và Thành Long- Huyện Hàm Yên. Đây là những làng nghề truyền
thống có mô hình hoạt động và qui mô khá ổn định. Gần đây có thêm làng làng xuất nhạc cụ truyền thống: đàn then, đàn tính ở tổ 2 thị trấn Na Hang. Câu lạc bộ hát then của xã Tân Lập- Tân Trào đã tập hợp những bài hát then, hát cọi xuất bản thành đĩa… Đáng mừng là những hoạt động này đã đi vào nề nếp và có quy chế hoạt động bài bản, duy trì sinh hoạt định kì, có nơi còn xây dựng được quỹ do các thành viên đóng góp hỗ trợ thêm tiền cho người có hoàn cảnh khó khăn mua nguyên liệu và tạo điều kiện để họ yên tâm gắn bó với nghề. Điều đó cho thấy văn hoá là động lực thúc đẩy và điều tiết kinh tế thị trường, và kinh tế thị trường lại là tác nhân quan trọng làm hình thành và phát triển nhiều yếu tố của con người có văn hoá trong một xã hội hiện đại. Tuy nhiên, thực tế hiện tại trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, văn hoá cổ truyền của đồng bào Tày đang bị tấn công và có những nét văn hoá mai một dần, hoặc được chú ý gìn giữ nhưng lại mang hơi hướng “hiện đại hoá”. Các hoạt động sinh hoạt lễ hội diễn ra thưa dần, chóng vánh hơn, đa số thanh niên dân tộc không mặn mà với trang phục truyền thống, những điệu hát then, hát cọi bị lãng quên dần thay vào đó là nhạc trẻ…một bộ phận đồng bào có thái độ quá sùng bái đồng tiền, sùng bái vật chất bất chấp luân đường đạo lý. Đây là một thực tế đáng báo động, là biểu hiện của chủ nghĩa duy vật tầm thường trong cách nghĩ và cách sống, tách rời giá trị kinh tế với văn hoá, làm tha hoá bản chất người của con người, làm giảm sút tiêu chí nhân văn trong phát triển cá nhân và xã hội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những thực trạng đó có cả chủ quan và khách quan để nền văn hoá truyền thống của người Tày ở Tuyên Quang không tồn tại toàn vẹn như quá khứ. Chúng ta phải chấp nhận thực tế khách quan như lợp mái tôn thay mái tranh, mái cọ, cột bê tông thay cột gỗ vì lấy đâu ra gỗ và tranh, cọ khi rừng ngày càng thu hẹp và cạn kiệt, các lễ hội không thể kéo dài như ngày xưa mà phải nhanh, nhỏ hơn trước. Hoặc thay vì độc canh thì chuyển sang đa dạng hoá sản xuất, phải ứng dụng kĩ thuật…Tất cả những vấn đề đó đang đặt văn hoá truyền thống dân tộc Tày ở Tuyên Quang trước thực tế của sự mai một dần nếu không có những biện pháp phù
hợp, kịp thời. Do vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra với vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá Tày ở Tuyên Quang đó là:
Thứ nhất: giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với kế
thừa và phát triển văn hoá, bởi kinh tế là nền tảng là cơ sở để văn hoá thăng hoa. Ngược lại, khi văn hoá có điều kiện phát triển sẽ tạo thuận lợi cho kinh tế phát triển nhanh, bền vững. Do vậy đối với đồng bào Tày ở Tuyên Quang, bên cạnh những chính sách xoá đói, giảm nghèo, giống, vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của khu vực nơi đồng bào sinh sống thì đồng thời tích cực chuyển giao khoa học công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ văn hoá, kỹ thuật đồng bào lành nghề là đối tượng con em đồng bào. Cần đầu tư hơn nữa về nhân tố con người và cơ sở vật chất cho trường Đại học của tỉnh là Đại học Tân Trào, cùng hệ phổ thông, trung học hướng nghiệp và đào tạo nghề để góp phần nâng cao dân trí, đào tạo và bỗi dưỡng nhân tài cho tỉnh.
Thứ hai, cần tiếp tục đầu tư thoả đáng cho công tác sưu tầm, điền dã,
xuất bản các giá trị văn hoá của đồng bào Tày. Thường xuyên tổ chức các câu lạc bộ sinh hoạt văn hoá Tày, khôi phục lại các lễ hội còn có ý nghĩa tâm linh và giáo dục như lễ hội Lồng Tồng, lễ hội Cầu Mùa…
Thứ ba, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc Tày không chỉ
là việc của các cấp chính quyền mà còn là sự đồng thuận của đồng bào theo quan điểm “ý Đảng, lòng dân”. Đầu tiên là giáo dục đồng bào hiểu được tầm quan trọng của các giá trị văn hoá nhất là với lớp người trẻ, bởi đây là lực lượng kế cận quyết định sự tồn vong của bản sắc văn hoá dâ tộc. đồng thời phải có chính sách khen thưởng đãi ngộ xứng đáng với những người tham gia vào quá trình bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc như văn nghệ sĩ, các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu về văn hoá Tày Tuyên Quang.
Thứ tư, thực hiện chính sách tôn giáo, đất đai, dân tộc hợp lý. Giải quyết vấn đề tôn giáo, đất đai, dân tộc sẽ giải quyết tận gốc những vấn đề bất ổn về kinh tế xã hội trong thời gian qua. Đồng thời, để gần dân, sát dân hơn, yêu cầu những người làm văn hoá nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng thụ
hưởng văn hoá chính đáng cuả đồng bào và làm tố công tác tham mưu cho chính quyền về các vấn đề xã hội kịp thời. Đồng thời nhà nước cần có chính sách ưu đãi, trợ cấp để cán bộ văn hoá yên tâm công tác. Đối vơi từng làng, bản người Tày cần phát huy vai trò của trưởng lang, trưởng bản để tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục bà con noi theo trong công tác xoá đói, giảm nghèo, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước.
Chƣơng 2
BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC TÀY Ở TUYÊN QUANG 2.1 Vài nét về dân tộc Tày ở Tuyên Quang
2.1.1 Dân số, nguồn gốc
Dân tộc Tày là dân cư chiếm số đông ở Tỉnh Tuyên Quang. Hiện nay, ở Tuyên Quang có 181.937 người Tày chiếm 25% dân số toàn tỉnh. Có những huyện của tỉnh Tuyên Quang người Tày chiếm tới 50% như: Na Hang, Chiêm Hoá, Lâm Bình. Theo tác giả Đào Duy Anh trong tác phẩm “Đất nước Việt Nam qua các đời” thì người Tày ở nước ta có nguồn gốc từ người Lão Man ở Trung Quốc. Tác giả “đoán rằng người Nùng ở miền Nam Trung Quốc và người Tày ở Bắc Việt Nam là hậu duệ của họ. Đặc biệt là người Lão ở Tây Nguyên bấy giờ”. “Chúng ta có thể đoán rằng cư dân các châu Ki Mi thuộc An Nam đô hộ phủ là tiền thân của đồng bào Tày, Nùng ở khu vực Việt Bắc hiện nay” (1; 103)
Ngoài nguồn gốc từ phía Nam Trung Quốc, người Tày ở Tuyên Quang còn một bộ phận “Tày hóa”. Người Kinh trong lịch sử đã có quá trình di cư lên Tuyên Quang sinh sống cùng người Tày và dần dần họ trở thành người Tày. Một bộ phận người Tày hiện nay nếu xem xét gia phả thì hoàn toàn là người Việt.
2.1.2 Tình hình kinh tế
Kinh tế nông nghiệp
Là cư dân bản địa, người Tày đã sinh sống ở Tuyên Quang từ lâu đời. Với đặc điểm cư trú ở những vùng thấp, ven chân đồi nơi có nguồn nước nên người Tày ở đây có điều kiện thuận lợi để canh tác lúa nước. Ruộng của người Tày được khai phá từ đất bằng phẳng ven sông ở các vùng thung lũng có độ màu mỡ cao hoặc khai phá các thửa ruộng rìa đồi rừng. Trong canh tác lúa nước người Tày biết dùng phân bón, chủ yếu là phân trâu để bón ruộng.
biệt người Tày ở Tuyên Quang nói riêng và đồng bào Tày nói chung biết sáng tạo ra những chiếc cọn dẫn nước từ khe suối lên ruộng bậc thang, đảm bảo việc tưới tiêu có hiệu quả. Bên cạnh canh tác lúa nước, đồng bào còn làm nương rẫy, soi bãi và phát triển vườn tược theo lối truyền thống. Nương rẫy là một hình thức sản xuất cổ truyền, có nguồn gốc từ lâu đời. Trên nương rẫy đồng bào tiến hành trồng các loại cây ngũ cốc như: lúa, ngô, khoai, sắn… Những nương đã trồng một, hai vụ lúa hoặc ngô người ta dùng để trồng đỗ, đậu các loại vừa tận dụng được thời vụ, tận dụng được đất không trồng được lúa, vừa để cải tạo đất để trồng các loại cây khác. Ngoài nương rẫy đồng bào còn có hình thức trồng trọt khác là vườn tược và soi bãi, ngày nay có cả những trang trại trồng cây công nghiệp, cây ăn quả…
Sau trồng trọt, chăn nuôi là hoạt động kinh tế quan trọng. Trước đây, người Tày vẫn chú ý đến việc chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như: trâu, bò, lợn, dê, gà, ngan, vịt… nhưng chủ yếu là chăn thả, rất ít khi làm chuồng trại kiên cố. Từ khi có chính sách khuyến nông của Đảng và Nhà nước, đồng bào đã biết áp dụng các phương pháp khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Các loại gia súc, gia cầm đã có chuồng, trại ổn định, nuôi các giống vật nuôi cho năng suất cao như: lợn lai, lợn siêu nạc, gà siêu nạc,… Nhờ vậy, chăn nuôi không chỉ nhằm phục vụ nhu cầu của đồng bào mà con tạo ra sản phẩm để trao đổi hàng hóa, tạo thêm thu nhập cho gia đình. Có thể nói, đồng bào Tày đã đưa kinh tế hàng hóa vào trong chăn nuôi.
Ngoài ra, đồng bào nơi đây con chú trọng nuôi cá. Hầu như gia đình nào cũng đào ao nuôi cá vừa để cải thiện đời sống, vừa tạo cảnh quan môi trường sống sạch đẹp hơn. Nếu là ao chuyên canh thì đồng bào nuôi nhiều loại cá khác nhau, thời vụ ngắn, dài khác nhau như cá chép, cá trôi, cá mè, cá trắm,… là cá dài ngày, cá diếc, cá rô,…là cá ngắn ngày.
Kinh tế thủ công nghiệp
Đồng bào Tày ở Tuyên Quang có một số nghề thủ công truyền thống như: nghề dệt vải, nghề đan lát, nghề làm mộc… Nghề dệt vải truyền thống
của người Tày nơi đây mang tính xã hội cao và gắn bó khá mật thiết với người phụ nữ Tày. Người Tày ở Tuyên Quang đã sớm biết trồng bông nhuộm chàm, tạo khung dệt vải. Nhờ bàn tay lao động của người phụ nữ mà những bộ trang phục truyền thống được tạo nên. Các sản phẩm dệt ngoài việc để dùng để may mặc còn được sử dụng làm mặt chăn, màn che, mặt địu, túi đeo… Nghề dệt đã gắn chặt với phong tục cưới xin truyền thống của người
Tày từ bao đời nay. Để chuẩn bị hành trang về nhà chồng, các thiếu nữ Tày phải tự tay dệt rất nhiều vỏ chăn, gối để biếu những người thân trong gia đình nhà chồng. Người Tày ở Tuyên Quang rất ít thêu thùa và trang trí hoa văn trên bộ trang phục truyền thống của mình. Nhưng hoa văn được dệt trên vải thì rất phong phú và đa dạng tùy theo mục đích sử dụng. Vải nhuộm chàm dùng để may quần áo, vải trơn dùng trong tang ma, vải thổ cẩm dùng để làm vỏ chăn, vỏ gối, địu, túi đeo… thì tạo hoa văn với nhiều kiểu dáng như kiểu quả trám, hoa hồi, hoa cúc…
Nghề đan lát của người Tày chủ yếu tạo ra các sản phẩm phục vụ cho lao động sản xuất và sinh hoạt gia đình như các loại dần, sàng, phên, bồ, giỏ,… Nguyên liệu đan lát là tre, giang, nứa, mây… sẵn có trong tự nhiên.
Nghề đan lát được phổ cập trong mọi người từ già đến trẻ đều tận dụng thời gian rỗi để làm. Nhất là đối với phụ nữ, đan lát còn là một trong những tiêu chí để xác định tài tề gia nội trợ của họ cũng như nghề dệt vải vậy.
Nghề rèn đúc ít phổ biến hơn chỉ có một số gia đình hoặc nhóm thợ cùng chung vốn dựng lò rèn. Các lò rèn thường sửa hoặc rèn mới một số nông cụ như cuỗc, cào, liềm, đinh ba, dao, kéo… phục vụ cho lao động sản xuất và sinh hoạt.
2.1.3 Quan hệ xã hội
Quan hệ cộng đồng làng bản
Người Tày ở Tuyên Quang có tập quán cư trú thành làng bản. Bản là đơn vị tụ cư của nhiều dòng họ lấy quan hệ láng giềng làm cơ sở, có thiết chế tự quản và những quy định riêng. Quy mô của các bản vừa và nhỏ, mỗi bản
thường chỉ có 30 đến 60 nóc nhà. Làng bản của người Tày thường được tạo dựng ở thung lũng có sông, suối hay có đồi núi bao quanh… Tên gọi của bản thường được đệm từ “nà” (ruộng), “pác” (cửa), “khuổi” (suối) như: Nà
Loòng, Nà Poọc, Pác Máng, Pác Cáp… Mỗi bản có phạm vi cư trú và đất đai trồng trọt riêng, đường phân giới thường là đường mòn, khe núi, khe suối, đèo cao… được công nhận theo quy ước của dân bản. Mặc dù những quy ước đó không được ghi thành văn bản cụ thể nhưng do sự tôn trọng và tin tưởng nhau nên dân bản đều công nhận. Ý thức về địa vực cư trú ấy được truyền từ đời này sang đời khác trong dân cư của làng bản. Dân cư trong bản bao gồm nhiều họ, trong đó có một đến hai họ đông người hơn và thường là những họ của người đến cư trú đầu tiên. Mỗi bản đều có những nghi lễ chung liên quan đến nghề nông, chăn nuôi, lễ cúng thổ thần, lễ xuống đồng… nhằm cầu mong cho người, cây trồng và vật nuôi phát triển, làng bản ấm no, hạnh phúc.
Trong mỗi bản làng của người Tày thì quan hệ huyết thống dân tộc là mật thiết nhất. Bên cạnh đó là quan hệ láng giềng đồng tộc hay khác tộc cũng là yếu tố quan trọng để giúp nhau cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong mỗi bản đều có miếu thờ thổ công là linh thần cai quản cương giới của làng bản, che chở cho cư dân của làng bản. Thông qua lao động sản xuất, sinh hoạt văn hóa