Giải phóng năng lực sáng tạo của con ngƣời

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Cách mạng khoa học – công nghệ đến sự phát triển con người (Trang 78)

Khoa học - công nghệ ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc khả năng sáng tạo của con ngƣời ngày càng đƣợc nâng cao đến mức có thể nói gần nhƣ không có rào cản nào, con ngƣời tự do trong việc phát huy hết khả năng tƣ duy cũng nhƣ phát triển bản thân trong tất cả các lĩnh vực. Công nghệ thông tin đã xoá nhòa những khoảng cách về mặt địa lý, văn hoá cũng không còn là rào cản khi con ngƣời hoàn toàn có thể tạo ra những ngôn ngữ chung cho nhiều cộng đồng có nền văn hoá khác nhau. Sự phân ngành và hợp ngành đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong khoa học đòi hỏi mỗi cá nhân không chỉ hiểu biết về lĩnh vực của mình mà còn có những hiểu biết, kĩ năng trong nhiều lĩnh vực thì mới gặt hái đƣợc thành công. Đó vừa là thách thức nhƣng cũng là động lực thúc đẩy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Những sản phẩm tiên tiến của khoa học - công nghệ giúp con ngƣời có thể phát huy ngày càng nhiều những tiềm năng của bản thân, khả năng khai thác những tiềm năng này không còn bị bó hẹp mà đƣợc mở rộng liên tục không ngừng.

Các phát minh sáng chế khoa học là kết quả hoạt động sáng tạo của con ngƣời trong các mối quan hệ tƣơng tác giữa con ngƣời với tự nhiên, giữa con ngƣời với xã hội. Đây là hoạt động “nhân hoá tự nhiên” bằng nhiều mức độ khác nhau của con ngƣời. Hiện nay, cuộc cách mạng về khoa học và công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ với tốc độ chạy đua khủng khiếp trên phạm vi toàn cầu hoá công nghệ gen, công nghệ nano đã phát huy tác dụng tích cực đối với cuộc sống con ngƣời, tạo ra những bƣớc nhảy vọt cho con ngƣời trong

những can thiệp vào các quy trình sinh hoá của tự nhiên, giúp con ngƣời có thể đạt đƣợc khát vọng hạnh phúc tốt hơn.

Đổi mới sáng tạo nhƣ một phong cách sống có thể lan tỏa vào tất cả các hoạt động của xã hội, tuy nhiên trong kỷ nguyên kết nối hiện đại, đổi mới sáng tạo thúc đẩy năng suất phải bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Tiến bộ trong khoa học các quốc gia giàu và nghèo đều tích cực đầu tƣ vào hoạt động phát triển khoa học với kỳ vọng thu đƣợc lợi ích từ đổi mới sáng tạo. Các lĩnh vực nhƣ công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và công nghệ nano có sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các quốc gia, nhƣng cũng có sự hợp tác quốc tế ngày càng rộng lớn. Để đạt đƣợc những thành tựu trong khoa học một trong nhữngbản chất quan trong đó là sáng tạo. Hơn bao giờ hết, trong bối cảnh phát triển nhƣ hiện nay thì khả năng sáng tạo của con ngƣời lại trở nên cấp thiết, quý giá và quan trọng hơn bao giờ hết. Năng lực sáng tạo càng đƣợc phát huy bao nhiêu thì khả năng đối phó của con ngƣời với các tình huống càng đƣợc tăng cƣờng bấy nhiêu. Bởi vậy năng lực sáng tạo của con ngƣời bao giờ cũng gắn liền với hoạt động thực tiễn và thể hiện trong các hoạt động thực tiễn. Sáng tạo giúp cho con ngƣời linh hoạt nhạy bén, nhanh chóng nắm bắt tình hình, dễ dàng tạo ra sự ổn định hoặc chuyển hƣớng kịp thời. Sáng tạo đem lại thế chủ động, tạo ra tinh thần lạc quan. Sáng tạo là vũ khí hữu hiệu nhất của con ngƣời trong bối cảnh mới, trong thời đại mới. Năng lực sáng tạo của con ngƣời phải dựa trên nền tảng vốn là tri thức, vốn sống, kinh nghiệm sống đã đƣợc cá nhân tích lũy. Cho nên, muốn đẩy mạnh năng lực sáng tạo của con ngƣời cần phải đổi mới các hoạt động trên quy mô rộng rãi toàn nhân loại, đặc biệt trong thời đại khoa học công nghệ hiện đại thì đổi mới cần phải bao hàm nội dung phong phú và đa dạng trên nhiều khía cạnh. Nhìn trên một phƣơng diện nào

đó, nền giáo dục hiện tại của nhân loại là nền giáo dục đem quá khứ vào hiện tại để rồi tái hiện quá khứ trong tƣơng lai. Đôi khi những giá trị này không có ích trong tƣơng lai và xa rời với thực tiễn mà hiện tại thì nhân loại cần một nền giáo dục mới, gắn liền với thực tiễn và năng lực sáng tạo trong mọi hoàn cảnh của con ngƣời. Vấn đề đặt ra trƣớc mắt đó là phải kiểm soát đƣợc tốc độ của khoa học công nghệ trong bối cảnh nhƣ hiện nay để hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy những tác động tích cực. Trên thực tế có một tình trạng chung là do chạy theo lợi nhuận và lợi ích mà khoa học công nghệ mang lại nên nhiều khi con ngƣời đã áp dụng một cách ồ ạt mà không lƣờng trƣớc đƣợc hậu quả mà nó mang lại. Mạng thông tin internet là một ví dụ. Trong điều kiện hiện nay, với sự xuất hiện và hoạt động của mạng Internet trên phạm vi toàn cầu, nhân loại lại phải đối mặt với một tình huống đạo đức khó giải quyết. Cũng nhƣ truyền thông nói chung, Internet xúc tiến sự giao tiếp giữa ngƣời và ngƣời, góp phần tạo ra tiếng nói chung và sự hiểu biết lẫn nhau, sự đồng cảm và tinh thần hữu nghị. Nhƣng một khi không có cơ chế và một thái độ tích cực đối với việc quản lý thì mặt trái của Internet lập tức thể hiện tác dụng. Thực tế cho thấy, hiện nay, nhiều quốc gia không quản lý đƣợc hoạt động của thông tin trên Internet. Những văn hoá phẩm độc hại đƣợc đƣa vào mạng và tác động tiêu cực đến sự phát triển đạo đức ở hàng loạt quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phƣơng Đông. Lo ngại về tình trạng này, ngay ở Autralia, một vài học giả đã lên tiếng đòi đình chỉ hoạt động của Internet. Làm sao có thể đình chỉ đƣợc sự hoạt động của một thành tựu khoa học - công nghệ kỳ kiệu nhƣ Internet, đòi hỏi trên chẳng qua chỉ là sự cảnh báo và nhắc nhở trách nhiệm của xã hội và con ngƣời đối với sự sáng tạo và sử dụng những thành tựu khoa học - công nghệ, mà khách quan, chúng luôn có xu hƣớng vƣợt ra khỏi tầm kiểm soát của con ngƣời. Từ thực tế này chúng ta thấy rằng một

công nghệ mới trƣớc khi đem vào ứng dụng cần phải đƣợc xem xét kỹ lƣỡng bởi các nhà chuyên môn có trình độ cao trên nhiều lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, triết học… Con ngƣời là chủ thể của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại nên con ngƣời có thể nắm bắt các xu hƣớng vận động, phát triển của cuộc cách mạng này. Trên cơ sở đó con ngƣời có thể vận dụng các thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại một cách tốt nhất nhằm mục tiêu giải phóng con ngƣời.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của Cách mạng khoa học – công nghệ đến sự phát triển con người (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)