0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Quan hệ biện chứng giữa cách mạngkhoa học công nghệ với phát

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (Trang 34 -34 )

phát triển con ngƣời

Trong điều kiện hiện nay, khi qui mô phát triển khoa học công nghệ càng lớn thì khối lƣợng sản phẩm làm ra cũng tăng lên, do vậy, thị trƣờng tiêu thụ cũng phải mở rộng ra, không thể chỉ giới hạn trong phạm vi những thị trƣờng truyền thống nữa. Điều này sẽ xảy ra ở hàng loạt các nƣớc, ở nhiều khu vực trên thế giới, tất yếu đặt ra yêu cầu cùng với phát triển khoa học công nghệ là phát triển con ngƣời. Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lƣợng sản xuất, nâng cao nǎng suất lao động, làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài ngƣời.

Xét riêng trên góc độ của quá trình phát triển khoa học công nghệ, chúng ta thấy sự phát triển của con ngƣời, đặc biệt là lực lƣợng sản xuất sẽ

(1) Lực lƣợng sản xuất phát triển sẽ làm cho qui mô sản xuất lớn lên, kéo theo nhu cầu và khối lƣợng những thành tựu khoa học công nghệ cũng tăng lên.

(2) Nhƣ ta đã biết, lực lƣợng sản xuất càng phát triển bao nhiêu thì chuyên môn hoá càng sâu sắc bấy nhiêu, tức là phân công lao động càng hoàn thiện và đầy đủ bấy nhiêu.

Trong điều kiện khi thế giới đang đi vào phát triển khoa học công nghệ theo chiều sâu thì phân công lao động ngày càng có tính chất quốc tế. Nói cách khác, sự ràng buộc giữa các quốc gia càng trở nên chặt chẽ và rộng rãi hơn. Chúng ta rất quen với những thuật ngữ nhƣ “sự tuỳ thuộc”, “sự phụ thuộc lẫn nhau”. Ngày nay, các quốc gia không chỉ trao đổi các sản phẩm đã hoàn thiện với nhau, mà thậm chí còn trao đổi từng bộ phận sản phẩm cho nhau. Bởi vậy, mới có tình trạng một loại hàng hoá có thể đƣợc sản xuất ở nhiều nƣớc khác nhau, mỗi nơi một bộ phận rồi lắp ráp lại... Chẳng hạn, để sản xuất máy bay Boing, có tới 650 công ty của thế giới tham gia và đƣợc đặt ở hơn 30 nƣớc, ôtô Ford cũng vậy, có 165 công ty ở 20 nƣớc tham gia sản xuất.

(3) Xét từ góc độ chủ thể của quá trình sản xuất, ta thấy rằng, để thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì một trình độ của lực lƣợng sản xuất cụ thể, tất phải có một trình độ quản lý tƣơng ứng. Trong khi đó, trình độ này, tức khả năng của con ngƣời là một yếu tố có cái gì đó rất riêng - nó phụ thuộc vào từng con ngƣời, từng quốc gia cụ thể, nhƣ một năng lực bẩm sinh, không phải ai cũng có đƣợc. Thêm vào đó, các phƣơng tiện để quản lý cũng rất khác nhau nhƣ các loại máy văn phòng, các “thƣ ký robot”... mà ở mỗi quốc gia, tuỳ khả năng, điều kiện của mình sẽ có đƣợc ở những mức độ khác nhau.

Con ngƣời và khoa học công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ. Con ngƣời sống trong môi trƣờng nào thì chịu sự tác động qua lại của môi trƣờng đó. Trong mối quan hệ với khoa học công nghệ, con ngƣời lựa chọn tạo dựng môi

trƣờng sản xuất, môi trƣờng sống của mình từ môi trƣờng tự nhiên, tận dụng khai thác tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố khoa học công nghệ nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Khoa học công nghệ tác động vào lực lƣợng sản xuất theo hƣớng tích cực và tiêu cực. Nếu con ngƣời biết giới hạn phát triển khoa học công nghệ để vừa sử dụng vừa bảo vệ môi trƣờng tự nhiên thì mối quan hệ ngày càng bền chặt và tồn tại lâu dài. Ngƣợc lại, môi trƣờng tự nhiên sẽ tiếp tục bị tàn phá nếu con ngƣời không có biện pháp cụ thể để bảo vệ nó.

Trong mối quan hệ với khoa học công nghệ, con ngƣời là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối môi trƣờng xã hội. Ngƣợc lại, môi trƣờng xã hội là nền tảng căn bản trong sự phát triển nhân cách con ngƣời. Môi trƣờng xã hội tốt, con ngƣời sống sẽ đƣợc hòa nhập vào môi trƣờng, đƣợc hƣởng đầy đủ các giá trị do môi trƣờng xã hội mang lại. Mặt trái của môi trƣờng xã hội đó là sự suy thoái về đạo đức, lối sống tệ nạn xã hội, tội phạm và các biểu hiện lệch lạc khác. Để bảo đảm cho sự phát triển bền vững, đòi hỏi phải duy trì mối quan hệ thân thiện giữa khoa học công nghệ, ngăn chặn những tác động tiêu cực của con ngƣời do chính sự sáng tạo của khoa học công nghệ tạo ra.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (Trang 34 -34 )

×