3.1. Đo độ mặn
Có hai cách đo độ mặn phổ biến là dùng tỷ trọng kế và khúc xạ kế.
- Dùng tỷ trọng kế: Múc nước vào xô nhựa, dùng cốc thủy tinh sạch đổ đầy nước vào ống đong. Thả từ từ phần đế của tỷ trọng kế (phần có chứa các tinh thể) cho nước tràn ra từ từ. Chờ đến khi cột đọc ổn định (không còn dao động) thì ta có giá trị độ mặn cần đo. Đọc kết quả và ghi vào sổ theo dõi sau đó rửa sạch máy bằng nước sạch và đậy nắp lại.
Hình 3.4.15: Tỷ trọng kế đo độ mặn * Thao tác đo độ mặn bằng tỷ trọng kế:
Bước 1: Múc nước vào xô nhựa
+ Dùng chai nhựa lấy nước mẫu ở tầng giữa của nước. + Đổ nước mẫu vào xô nhựa.
Bước 2: Đổ đầu nước mẫu vào ống đong
Bước 3: Thả từ từ đế tỷ trọng kế để nước tràn ra ngoài
Hình 3.4.17: Thả tỷ trọng kế vào ống Bước 4: Chờ cho cột tỷ trọng kế ổn định
Bước 5: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký
Hình 3.4.19: Đọc kết quả đo
- Dùng khúc xạ kế đo độ mặn: Kiểm tra khúc xạ kế bằng nước cất hay nước ngọt rồi hiệu chỉnh độ mặn về 0 trước khi đo. Múc nước vào xô nhựa, lấy 1 giọt nhỏ lên đầu đọc, đậy nắp, đưa lên mắt hướng về phía có ánh sang mặt trời. Đọc kết quả và ghi vào sổ theo dõi sau đó rửa sạch đầu đọc bằng nước sạch và đậy nắp lại.
Hình 3.4.20: Khúc xạ kế đo độ mặn * Thao tác đo độ mặn bằng khúc xạ kế:
- Nhỏ 1 - 2 giọt nước biển cần đo lên lăng kính
- Đậy tấm chắn sáng
Hình 3.4.22: Thao tác đậy tấm chắn sáng - Nước phải phủ đều trên lăng kính
Hình 3.4.23: Phương pháp nhỏ nước mặn đúng kỹ thuật
- Đưa lên mắt ngắm
Hình 3.4.24: Phương pháp ngắm trên khúc xạ kế - Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất.
- Hiệu chuẩn
+ Nhỏ 1 hoặc 2 giọt nước cất (nước cất 1 hoặc 2 lần) lên trên bề mặt lăng kính. Thực hiện quan sát giống như đo mẫu thông thường.
+ Nếu vạch phân cách ở 2 vùng xanh trắng không nằm ở vị trí 0.000, thì dùng tua vít xoay vít hiệu chuẩn sao cho vạch phân cách chỉ ngay về vị trí 0.000
3.2. Đo nhiệt độ
- Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân:
Hình 3.4.26: Nhiệt kế thủy ngân
Bước 1: Đo trực tiếp dưới nước hay múc nước vào xô nhựa rồi đo nhiệt độ, cho toàn bộ nhiệt kế ngập trong nước, đầu có chưa thủy ngân chìm trong nước cách mặt nước khoảng 30cm.
Hình 3.4.27: Cách đo nhiệt độ nước
Bước 2: Hơi nghiêng nhiệt kế sao cho có thể đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, rồi rửa sạch cho vào hộp.
- Đo bằng máy: Các máy đo Oxy, đo pH thường đo luôn cả nhiệt độ
Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo
Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại.
Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại.
Hình 3.4.28: Máy đo nhiệt độ nước
Nhiệt độ thích hợp cho hàu Thái Bình Dương sinh trưởng và phát triển trong khoảng 25 - 300C.
3.3. Đo pH
- Đo pH bằng bộ test phải theo hướng dẫn của từng loại test cụ thể. Đo pH bằng bộ thử nhanh sera pH test kit.
Bước 1: Múc nước vào xô nhựa
Hình 3.4.30: Lấy mẫu nước Bước 2: Lấy nước rửa lọ kiểm tra
Hình 3.4.31: Rửa lọ thử mẫu
Bước 3: Nhỏ 4 giọt thuốc thử vào lọ nước mẫu, đồng thời lắc đều cho thuốc thử và nước mẫu hòa đều với nhau.
Hình 3.4.32: Nhỏ thuốc thử vào nước mẫu Bước 4: So màu trong lọ với bảng màu
Hình 3.4.33: So màu nước với bảng màu
- Đo pH bằng máy:
Hình 3.4.34: Máy đo pH
Bước 1: Khởi động máy, hiệu chỉnh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Bước 2: Nhúng đầu đo xuống vị trí cần đo
Bước 3: Rê đầu đo trong nước cho tới khi các số trên màn hình ổn định (không nhấp nháy) thì dừng lại.
Bước 4: Đọc kết quả và ghi vào sổ nhật ký, sau đó rửa đầu đo bằng nước sạch và đậy nắp lại.